[ALL] hệ thống nhà thông minh (smart home) cùng với sự lựa chọn thông minh

Nhà thông minh (tiếng Anh: home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động, thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển.

Theo chiều hướng phát triển, từ các dữ liệu nhà thông minh cung cấp, hệ thống thông minh sẽ giúp tư vấn ngược lại con người để đảm bảo sức khỏe, an toàn và tiện nghi hơn trong ngôi nhà của mình. Người dùng có thể kết nối vạn vật và điều khiển nhiều hình thức (giọng nói, cử chỉ, smarthome, cách truyền thông) đến các thiết bị trong ngôi nhà của mình.

Hệ thống nhà thông minh hoạt động như thế nào



NHỮNG TÍNH NĂNG NHÀ THÔNG MINH

  • Kiểm soát hệ thống chiếu sáng thông minh (on/off, scence, timer, logic ...)
  • Điều khiển hệ thống rèm điện tự động.
  • Điều khiển hệ thống cửa ra vào, cửa cuốn, cửa hầm Gara để xe
  • Tích hợp hệ thống khóa cửa thông minh (SmartLock), chuông hình
  • Tích hợp hệ thống kiểm soát ra vào (access control) bằng quẹt thẻ và vân tay
  • Hệ thống âm thanh đa vùng
  • Điều khiển hệ thống thông gió HVAC.
  • Điều khiển các thiết bị ngoại vi như Tivi, điều hòa, quạt có Remote hồng ngoại, RF.
  • Bơm nước, tưới cây tự động theo thời tiết và thời gian cài đặt.
  • Kiểm soát chất lượng không khí, nhiệt độ - độ ẩm trong phòng và ngoài trời. 
  • Phát cảnh báo khi phát hiện rò rỉ khí Gas, khí độc CO, quá nhiệt, báo cháy, báo khói.
  • Hệ thống cảnh báo an ninh đa vùng nhiều lớp kết nối với các cảm biến cạy cửa, cảm biến chuyển động, hàng rào hồng ngoại,...
  • Tích hợp Camera an ninh quan sát qua mạng.
  • Hệ thống bảo vệ nguồn điện
  • Hoạt động theo ngữ cảnh động, hẹn giờ
  • Điều khiển các thiết bị trên bằng giọng nói tiếng Việt
  • Điều khiển thiết bị theo cử chỉ, hành động



CÔNG NGHỆ KẾT NỐI NHÀ THÔNG MINH


Công nghệ nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị một công nghệ điều khiển mà có thể kết nối các thiết bị lại với nhau. Sự kết nối này được tạo ra từ 2 công nghệ truyền tín hiệu: có dây và không dây.

Công nghệ truyền tín hiệu có dây là sử dụng dây điều khiển để kết nối đến các thành phần điều khiển.

Loại tín hiệu không dây, được gọi là công nghệ không dây là sử dụng sóng không dây để kết nối các thành phần điều khiển với nhau. Công nghệ không dây tiêu biểu như: công nghệ Zigbee, công nghệ Wifi, công nghệ Bluetooth, công nghệ Z-Wave, công nghệ RF, công nghệ BLE, Insteon…

Các ngôi nhà thông minh hiện nay sử dụng phổ biến chủ yếu ở những công nghệ: công nghệ điều khiển có dây, công nghệ wifi, công nghệ Zigbee và công nghệ Hybrid-Mesh

Công nghệ điều khiển có dây
Các thành phần điều khiển kết nối với bộ trung tâm cần có dây tín hiệu. Vì vậy nhà thông minh công nghệ có dây có ưu điểm là rất ổn định về đường truyền.
Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này là lắp đặt khó khăn hơn. Đối với nhà mới xây, cần phải chạy các dây tín hiệu riêng. Nhưng đối với nhà đã xây và đang sử dụng, việc nâng cấp thành nhà thông minh với công nghệ có dây thì khó khăn vô cùng. Để thực hiện nâng cấp ngôi nhà đang sử dụng thành nhà thông minh bằng công nghệ có dây, cần:
  • Phải đục khoét tường chạy dây tín hiệu
  • Can thiệp vào kiến trúc, vật dụng và đồ đạc trong nhà để phục vụ thi công.
  • Rủi ro có thể đục phải các dây điện chạy ngầm trong tường. 
Đó là điểm bất cập khi nâng cấp lên ngôi nhà thông minh sử dụng công nghệ điều khiển có dây

X10 – Công Nghệ Điều Khiển Thiết Bị Điện Kỹ Thuật Số
X10 là công nghệ điều khiển thiết bị điện kỹ thuật số. Khi mới ra mắt, X10 dựa vào giao thức truyền tín hiệu trong đường điện. Các module X10 giao tiếp với nhau qua mạng điện trong nhà. Nhà thông minh X10 được điều khiển hoàn toàn bằng mã lệnh truyền trên cáp cấp nguồn điện đến từng thiết bị, theo nguyên tắc đặt mã là một chữ cái từ A đến Z và chữ số từ 1 đến 16. Người dùng có thể thiết lập 256 mã lệnh dựa vào lượng ký tự và chữ số. Mỗi mã mã lệnh có thể gán cho một hoặc nhiều thiết bị với các lệnh điều khiển khác nhau (như bật, tắt…)Dần dần, công nghệ X10 đã được cải tiến để sử dụng sóng radio nhiều hơn và cho phép điều khiển ngôi nhà thông qua Internet. X10 tham gia vào mọi hệ thống điều khiển trong tòa nhà: như Hệ thống điều hòa không khí, Hệ thống điều khiển ánh sáng, Hệ thống điều khiển cổng vào/ra, Hệ thống điều khiển đảm bảo an toàn.


Nhà thông minh công nghệ wifi
Sóng wifi là loại hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ứng dụng nhiều nhất là truyền internet. Nhà thông minh công nghệ wifi gồm bộ điều khiển trung tâm, các thành phần điều khiển. Các thành phần điều khiển và bộ điều khiển trung tâm kết nối internet qua sóng wifi và trao đổi tín hiệu với nhau.
Điểm mạnh của nhà thông minh công nghệ wifi so với công nghệ có dây là lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng. Chỉ cần thay các công tắc điện thông thường bằng công tắc điện thông minh, kết nối với internet và cấu hình. Các thành phần cảm biến còn lại sử dụng công nghệ wifi không dây nên lắp đặt rất dễ dàng.
Tuy nhiên, điểm yếu của công nghệ này chính là sự ổn định của sóng wifi. Trường hợp mất internet hoặc moderm wifi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của nhà thông minh. Chưa kể, trong khu vực có nhiều thiết bị kết nối wifi cũng sẽ làm tín hiệu yếu hơn và ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống.

Công nghệ Zigbee
Cũng giống như công nghệ wifi, nhà thông minh công nghệ Zigbee lắp đặt dễ dàng và rất nhanh. Điểm khác biệt là bộ điều khiển và thành phần điều khiển khác (công tắc, cảm biến) sử dụng công nghệ zigbee. Điểm mạnh của công nghệ Zigbee chính là tổn hao năng lượng thấp, rất ổn định. Đó cũng là ưu điểm của nhà thông minh công nghệ Zigbee so với wifi. Nếu như nhà thông minh công nghệ wifi có khả năng bị ảnh hưởng bởi sóng nhiễu do nhiều thiết bị khác cùng kết nối wifi. Thì nhà thông minh công nghệ Zigbee lại rất ổn định, vì chỉ có các thành phần điều khiển kết nối với nhau mà thôi.
Điểm yếu của nhà thông minh công nghệ Zigbee là các thiết bị khác nhà sản xuất đang khó kết nối với nhau. Đây cũng là điểm mà các nhà phát triển đang nâng cấp, hoàn thiện trong tương lai.


Công nghệ Hybrid-Mesh (công nghệ cho phép truyền tín hiệu kể cả qua đường dây điện lẫn mạng không dây)
Hybrid-Mesh là một công nghệ tiên tiến và độc đáo, là công nghệ đầu tiên và duy nhất trên thế giới tích hợp PLC (Power Line Communication) với mạng không dây (IEEE 802.15.4) và đồng thời cho phép kết hợp mạng lưới chế độ hỗn hợp. Nhà và công trình ở Việt Nam (và hầu hết các nước ở Đông Nam Á) được xây dựng bằng xi măng và gạch khiến cho sóng không dây rất khó đi qua.
Khi tín hiệu không dây truyền qua một bức tường bê tông, phạm vi của nó (tức là khoảng cách đường thẳng từ nguồn truyền tín hiệu đến đích tín hiệu) thường giảm từ 50% đến 60% tùy thuộc vào vật liệu và độ dày của tường.
Thêm nhiều bức tường hoặc cửa ở giữa sẽ làm giảm phạm vi hơn nữa. Do đó, nếu một ngôi nhà có nhiều phòng hoặc một tòa nhà có nhiều tầng, thì việc sử dụng tín hiệu không dây cho hệ thống nhà thông minh sẽ không ổn định và việc lắp đặt cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Công nghệ “xuyên tường” Hybrid Mesh cho phép tín hiệu truyền tải ổn định qua nhiều lớp bê tông
Trên thực tế, hầu hết các tòa nhà thường được yêu cầu khoan tường và chạy dây để cho phép các thiết bị thông minh giao tiếp với bộ điều khiển trung tâm. Công nghệ Hybrid-Mesh có thể khắc phục vấn đề đó nhờ việc sử dụng công nghệ PLC truyền tải tín hiệu thông qua đường dây điện sẵn có, không cần phải chạy dây bổ sung nữa. PLC của Hybrid-Mesh là băng tần rộng được vận hành từ 2Mhz đến 30Mhz. Tính năng này cho phép các thiết bị Hybrid-Mesh luôn ổn định vì hầu hết nhiễu trên đường dây điện đều dưới 500Khz. Hybrid-Mesh cũng được sử dụng điều chế OFDM (Orthogonal Frequency-Division Multiplexing) để khắc phục môi trường bị nhiễu sóng và vẫn có thể duy trì băng thông cao hơn so với các công nghệ khác. Hybrid-Mesh cũng tích hợp công nghệ không dây cùng với PLC cho phép kết nối bắc cầu các thiết bị bất cứ khi nào đường dây điện bị nhiễu. PLC và mạng không dây còn tạo ra một mạng lưới chế độ hỗn hợp cho phép tín hiệu của thiết bị ở dạng PLC hoặc không dây tùy thuộc vào điều kiện nhiễu tại thời điểm đó. Do đó, Hybrid-Mesh có thể xuyên qua nhiều bức tường và bê tông, mở rộng phạm vi sử dụng mạng lưới của nó. Hybrid-Mesh được coi là công nghệ truyền thông hiệu quả cho nhà thông minh và tòa nhà thông minh tại Việt Nam và Đông Nam Á.

BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM


Nhà thông minh có cần bộ điều khiển trung tâm? Để sử dụng một số tính năng của nhà thông minh, chúng ta không cần bộ điều khiển trung tâm mà có thể sử dụng qua tính năng thông minh của chính thiết bị hoặc hình thức tương tác qua smartphone. Nhưng để trải nghiệm tổng thể ngôi nhà thông minh một cách trọn vẹn thì bộ điều khiển trung tâm chính là bộ não để kết nối và trao đổi với các thiết bị thông minh trong ngôi nhà.

MỘT SỐ THIẾT BỊ THƯỜNG DÙNG CHO NHÀ THÔNG MINH

Bộ điều khiển trung tâm
Cho phép mọi kết nối và quản lý diễn ra trên các thiết bị điện, lưu trữ thông tin cấu hình và cập nhật liên tục các trạng thái của thiết bị để người dùng điều khiển dễ dàng.

Loa trợ lý ảo
Điều khiển hoàn toàn bằng giọng nói, phát âm thanh, cảnh báo.


Công tắc cảm ứng, điều khiển từ xa
Công tắc cảm ứng điện dung thông minh.


Bộ điều khiển hồng ngoại
Thay thế cho hàng trăm chiếc Remote điều khiển các thiết bị trong nhà,  học và lưu được 1.000 lệnh từ những chiếc Remote máy lạnh, tivi, cửa nhà, rèm cửa…

Cảm biến chống đột nhập tại cửa
Phát hiện đóng/mở cửa ngoài ý muốn, từ đây tín hiệu sẽ được truyền về Bộ trung tâm và các bộ phận còi hú, đèn nháy, rèm cửa… sẽ tự động được bật lên, nhằm giúp người dùng chống trộm, gây sự chú ý cho hàng xóm đến giúp đỡ


Cảm biến chuyển động, kiểm soát môi trường
Cho phép người dùng cài đặt thiết bị dùng để bật sáng đèn khi có chuyển động lướt qua. Công cụ này còn có thể đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… trong ngôi nhà rất chính xác.


Bộ điều khiển đèn LED cho không gian sống động, đa sắc màu
Trên ứng dụng điện thoại bạn có thể thay đổi màu LED rất đơn giản, tiện lợi.



Ổ cắm thông minh, điều khiển từ xa
Điều khiển thông qua ổ cắm

Các hệ Smarthome system hàng đầu thế giới:

NHỮNG ĐIỀU NÊN QUAN TÂM KHI LỰA CHỌN SẢN PHẨM NHÀ THÔNG MINH

  • Tính thông minh đến đâu? Giải pháp toàn diện: khả năng tích hợp toàn diện các thiết bị, khả năng tự động đề xuất theo thói quen người dùng, cảnh báo bất thường đối với thói quen người dùng.
  • Khả năng đọc trạng thái hoạt động của điều hòa nhiệt độ: có khả năng đọc được chế độ hoạt động của điều hòa. 
  • Cảnh báo an ninh đa vùng: biến ngôi nhà của bạn thành ngôi nhà an toàn. Hệ thống kết nối nhiều cảm biến đưa ra những cảnh báo bất thường hoặc phát cảnh báo xua đuổi kẻ gian đột nhập.
  • Hỗ trợ, góp ý sức khỏe gia đình: theo dõi và điều chỉnh để gia tăng sức khỏe cho gia đình.
  • Bảo mật hệ thống như thế nào? Khả năng bảo mật thông tin, dữ liệu, chống hack.
  • Độ ổn định hệ thống: Độ ổn định khi hoạt động và độ kết nối mạnh mẽ với các thiết bị thông minh. 
  • Độ mạnh mẽ và ổn định? Tốc độ điều khiển và đáp ứng nhanh: Đáp ứng tức thời, độ trễ thấp..
  • Triển khai & lắp đặt dễ dàng:  Hệ thống kết nối đã dạng hình thức. Không cần làm lại đường điện - không đi thêm dây dẫn - không thay đổi kết cấu ngôi nhà.
  • Bảo hành & dịch vụ: bảo hành dài kỳ, ưu tiên thiết bị 1 đổi 1, service khách hàng sau khi qua thời gian bảo hành. Việc liên tục cập nhật công nghệ mới nhất cho thiết bị cũ đang hoạt động.

10 TÍNH NĂNG NHÀ THÔNG MINH THƯỜNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP

1. Chức Năng Thông Minh “Chủ Nói – Nhà Nghe”
Nhà thông minh còn có chức năng vô cùng đặc biệt đó là tuân lệnh theo giọng nói của gia chủ. Đây là một chức năng rất đặc biệt được nhiều người yêu thích bởi chúng cho phép chủ nhà điều khiển, kiểm soát tất cả các thiết bị trong gia đình bằng giọng nói của chính mình.

2. Chức Năng Của Hệ Thống Ánh Sáng
Đèn chỉ sáng ở khu vực có người, tự động tắt ở khu vực không có người
Tự động điêu chỉnh độ sáng theo từng thời điểm hoặc theo nhu cầu cài đặt của chủ nhà.

3. Chức Năng Của Hệ Thống Camera Thông Minh
Giám sát được mọi khu vực trong nhà 24/7
Tự động ghi lại hình ảnh khi phát hiện có chuyển động.
Dể dàng truy cập và quan sát từ bất kì nơi nào có internet

4. Chức Năng Điều Khiển Hệ Thống Rèm, Mành.
Điều khiển rèm mành từ xa theo kịch bản cài đặt sẵn.
Điều khiển kết nối với hệ thống âm thanh, giải trí đa phương tiện.

5. Chức Năng Của Hệ Thống Chuông Cửa
Đổ chuông và hiển thị hình khách lên màn hình máy tính bảng và điện thoại thông minh khi không có người ở nhà, cho phép bạn giao tiếp với khách và mở cửa cho khách vào nếu cần.

6. Chức Năng Của Hệ Thống An Ninh Thông Minh
Bảo vệ kiểm soát ngôi nhà 24/7
Kiểm soát các nguy cơ cháy nổ ( rò rỉ khí ga, cháy nổ, chập điên…), bị kẻ trộm đột nhập.

7. Chức Năng Của Hệ Thống Giải Trí Âm Thanh Đa Vùng.
Phát nhạc, chiếu phim theo sở thích ở từng khu vực khác nhau.
Tự động phát nhạc, chiếu phim theo kịch bản và thời điểm định sẵn.

8. Chức Năng Của Hệ Thống Sân Vườn Thông Minh
Tự động tưới cây cỏ trong vườn hàng ngày theo thời gian định trước
Bật tắt đèn tự động hoặc theo kịch bản định trước
Nếu như trời hôm đó mưa, hệ thống cảm biến sẽ điều chỉnh không cho tưới cây nữa.
Ngoài ra còn một số chức năng khác như : kiểm soát môi trường, gara thông minh, hệ thống vệ sinh thông minh…

9. Chức Năng Bật/Tắt Điều Hòa, Bình Nóng Lạnh Từ Xa
Chức năng thứ 4 của nhà thông minh là có thể thiết lập hệ thống điều hòa, bình nước nóng sẽ tự động làm việc theo khung giờ bạn cài đặt sẵn hoặc điều chỉnh các chế độ phù hợp với sức khỏe cho cả gia đình.
Với chức năng này, chủ nhà sẽ không còn phải lo lắng vấn đề quên tắt điều hòa, bình nóng lạnh từ xa.

10. Chức Năng Kiểm Soát Thông Tin Về Môi Trường Quanh Nhà
Giải pháp nhà thông minh được trang bị hệ thống kiểm soát môi trường với các thiết cảm biến đo nhiệt độ, nồng độ oxy trong ngôi nhà, độ ẩm, các thông số được bộ điều khiển trung tâm tính toán và gửi tới điện thoại của bạn.
Khi gia chủ cảm thấy nhiệt độ trong nhà không thích hợp, ngay lập tức bộ điều khiển trung tâm sẽ “ra lệnh” điều chỉnh tới các thiết bị điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt thông gió giúp không gian duy trì trạng thái trong lành, đảm bảo sức khỏe.

DỰ TOÁN ĐẦU TƯ NHÀ THÔNG MINH

Để trải nghiệm nhà thông minh, bạn cỏ thể chỉ cần vài triệu đồng. Bạn có thể tham khảo 1 bảng giá Online như sau:

Checklist để lên dự toán thiết bị nhà thông minh: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1aIl9AqQ9fUP3Pqv4gmbcDkHyXaASxpAbgWxoNxn5Uco/edit?usp=sharing


TOP MỘT SỐ ĐƠN VỊ CUNG CẤP THIẾT BỊ NHÀ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM




CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thế nào gọi là nhà thông minh?
Nhà thông minh hoặc hệ thống nhà thông minh là một ngôi nhà/căn hộ được trang bị hệ thống tự động tiên tiến dành cho điều khiển đèn chiếu sáng, nhiệt độ, hệ thống âm thanh, tivi, thiết bị điện gia dụng, rèm cửa, kiểm soát cửa ra vào, an ninh báo động, camera và nhiều tính năng khác nhằm mục đích phục vụ cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Nếu không dùng bộ điều khiển trung tâm hoặc bộ điều khiển trung tâm bị hỏng thì việc gì sẽ xảy ra
Trong trường hợp này bạn không thể điều khiển được ngôi nhà qua mạng internet và các chương trình được lập trình sẵn sẽ không còn tác dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều khiển các công tắc bằng tay như những hệ thống điện bình thường.

Nếu xảy ra tình trạng mất điện thì khi có điện lại hệ thống nhà tôi sẽ hoạt động ra sao?
Trong trường hợp này hệ thống sẽ giữ nguyên trạng thái như lúc chưa mất điện. Tất cả các trạng thái của hệ thống sẽ trở lại bình thường ngay sau khi có điện.

Khi đường truyền internet nhà tôi có vấn đề thì hệ thống nhà thông minh sẽ hoạt động ra sao?
Nếu internet nhà bạn gặp sự cố thì bạn không thể kết nối các thiết bị điện từ xa qua internet (khi bạn ra ngoài), nhưng các thiết bị điện của nhà bạn vẫn hoạt động bình thường và hoạt động theo các ngữ cảnh được lập trình sẵn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể điều khiển các thiết bị điện thông qua kết nối mạng Lan (mạng nội bộ trong nhà).

Quá trình lắp đặt nhà thông minh có gây ảnh hưởng gì tới hệ thống điện trong nhà hay không?
Ngôi nhà của bạn đã xây dựng từ lâu nhưng hiện tại bạn muốn lắp đặt nhà thông minh. Hay nhà bạn vừa mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhưng sau khi tìm hiểu thông tin về nhà thông minh bạn muốn lắp đặt hệ thống này cho ngôi nhà mình đang ở. Nhưng băn khoăn việc lắp đặt có ảnh hưởng gi tới hệ thống cấu trúc ngôi nhà hay không? Có cần phải đục tường hay đi lại dây, hay đổi mạch điện,… hay không?
Các thiết bị điện thông minh đều được kết nối với nhau qua công nghệ truyền thông không dây. Nên bạn hoàn toàn sử dụng được những thiết bị điện cũ và mới mà không ảnh hưởng tới cấu trúc của ngôi nhà.

Lắp đặt một ngôi nhà thông minh mất bao nhiêu thời gian?
Việc lắp đặt nhà thông minh không hề mất nhiều thời gian như bạn tưởng. Do tất cả các thiết bị đều được sử dụng và kết nối với nhau qua công nghệ truyền thông không dây. Nên việc lắp đặt và cấu hình hệ thống nhà thông minh chỉ mất từ 1 đến 3 ngày phụ thuộc vào số lượng thiết bị điện thông minh của nhà bạn.

Nhà thông minh có dễ sử dụng hay không?
Nhà thông minh rất dễ sử dụng và an toàn với cả người già và trẻ nhỏ. Việc sử dụng nhà thông minh rất đơn giản, bạn có thể sử dụng dễ dàng thông qua các kênh điều khiển như smartphone, ipad hay điều khiển giọng nói.

Giá nhà thông minh có quá đắt hay không?
Thông thường, với nhiều người cứ nhắc đến những từ khóa như: công nghệ mới, thông minh, hiện đại,.. thì luôn đi kèm với chi phí cao và phức tạp. Nhưng nhà thông minh thì đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần bỏ ra một mức chi phí từ 20 -30 triệu là có thể sở hữu ngay một ngôi nhà thông minh cho căn hộ chung cư của mình.


Chúc năm 2019 thành công và hạnh phúc!
WWW.CHUCMUNGNAMMOI.VN
Chúc mừng năm mới | phong thủy | phong thủy ứng dụng | đặt tên cho con | tên hay cho con | dự đoán

Tham khảo thêm:
https://danhsachtop10.tk/danh-sach-top-12-giai-phap-nha-thong-minh-uy-tin-viet-nam/
- https://highmarksecurity.com/cong-nghe-nha-thong-minh/

[ALL] hệ thống nhà thông minh (smart home) cùng với sự lựa chọn thông minh [ALL] hệ thống nhà thông minh (smart home) cùng với sự lựa chọn thông minh Reviewed by Nguyễn Trí Hiển on 11:30 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.