Thông tin về lắp đặt và mua bán điện năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Khái niệm Dự án điện mặt trời trên mái nhà (viết tắt là ĐMTMN): Là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) có đấu nối và bán điện lên lưới điện quốc gia.
CÁCH LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI NHÀ
Các thành phần cơ bản của một hệ thống điện mặt trời :
1. Tấm pin mặt trời (Solar Panel)
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời để có thể hứng được ánh nắng tốt nhất từ mặt trời nên được thiết kế với những tính năng và chất liệu đặc biệt, có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ…
2. Bộ Inverter
Bộ biến tần (inverter) năng lượng mặt trời là bộ chuyển đổi dòng điện (DC) trực tiếp tạo ra bởi tấm pin mặt trời thành điện xoay chiều (AC)
Nguyên lý hoạt động hệ thống hòa lưới có thể hiểu như sau: điện năng lượng mặt trời thu được từ tấm pin (Solar Panel) là điện 1 chiều, qua bộ hòa lưới (inverter), có chức năng đổi từ điện DC – AC cùng pha cùng tần số với điện lưới, sau đó hệ thống sẽ hòa chung với điện lưới quốc gia. Hệ thống này không cần dùng ắc quy.
3. Tủ điện
4. Đồng hồ 2 chiều đo đếm điện năng
5. Hệ thống giám sát từ xa
Các mô hình lắp đặt điện mặt trời:
CÁC LOẠI PIN MẶT TRỜI
Hiện nay trên thị trường có các loại pin năng lượng mặt trời phổ biến là pin mono; pin poly; pin mặt trời dạng phim mỏng. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Bạn nên chọn lựa cho gia đình loại pin phù hợp trước khi lắp đặt.
Pin Mono
Các tế bào quang điện của pin mono làm bằng silicon đơn tinh thể với độ tinh khiết cao. Tế bào quang điện của pin cấu tạo từ các phôi silicon hình trụ. Nhằm tăng cường tối đa hiệu suất, nhà sản xuất đã vạt góc mặt của phôi silicon.
Bề ngoài pin mono có màu đen sẫm đồng nhất. Tế bào quang điện hình vuông được vạt góc xếp liền nhau tạo ra khoảng trống hình thoi.
Pin Poly
Pin năng lượng mặt trời poly được tạo nên từ silicon đa tinh thể. Người ta làm nóng chảy sau đó đổ vào khuôn hình vuông. Khi silicon nguội sẽ cắt thành những tấm wafer hình vuông.
Khi nhìn vào pin poly ta sẽ thấy có màu xanh đậm. Tế bào quang điện xếp khít với nhau.
Pin mặt trời dạng phim mỏng
Pin mặt trời dạng phim mỏng được tạo từ những miếng phim rất mỏng từ chất liệu Silic nóng chảy . Pin có cấu trúc đa tinh thể và cho hiệu suất thấp nhất khi so sánh với hai dòng pin trên , bởi nó bỏ qua thao tác cắt thỏi Silicon nên loại pin mặt trời dạng phim mỏng được xem có giá cả mềm nhất so với hai loại pin Mono và Poly .
So sánh:
Về mặt hiệu suất
Pin năng lượng mặt trời mono có hiệu suất cao hơn pin poly. Giữa hai loại pin có cùng một diện tích thì lượng điện năng mà pin môn chuyển hóa thành cao hơn so với pin poly.
Về tuổi thọ của pin
Pin năng lượng mặt trời mono có tuổi thọ lên đến 35 năm.
Loại pin năng lượng mặt trời poly tuổi thọ chỉ 25 năm.
Hệ số suy giảm hiệu suất
Sau một thời gian dài sử dụng, chắc chắn hiệu suất của pin mặt trời sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm của hai loại pin này là khác nhau. Sau 10 năm sử dụng, hệ số suy giảm của pin poly lên đến 50%. Còn hệ số suy giảm của pin poly ở mức 30 – 40%.
Về không gian
Nếu như nhà là một ngôi nhà có không gian trên nóc nhà hạn chế , diện tích tiếp xúc với mặt trời thấp hay có cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên sử dụng pin năng lượng mặt trời mono vì nó có hiệu suất cao hơn . Ngược lại nếu nhà có không gian rộng thì có thể sử dụng pin poly , nó có thể tiết kiệm thêm một khoảng tài chính đáng kể .
Về giá thành
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất pin mặt trời. Nhìn chung thì pin năng lượng mặt trời poly có giá thàng rẻ hơn pin mono.
Top 5 thương hiệu pin mặt trời: GIVA SOLAR; SOTO; MEGASUN; Solar BK; VIMETCO
BÁN ĐIỆN VÀO LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA
NHU CẦU THÔNG THƯỜNG
Một hộ gia đình trung bình ở thành phô một tháng sẽ sử dụng tầm 500-600kWh. Do đó nên sử dụng gói năng lượng mặt trời 5kWp. Giá đầu tư khoảng 100 triệu.
Theo ước tính ở Việt Nam, trong ngày nắng ước tính 1kWp điện mặt trời sẽ cho ra sản lượng điện khoảng 120kWh/tháng. Giá đầu tư cơ bản 1kWp khoảng 20 triệu đồng.
Tự tính lượng điện tiêu thụ và chi phí điện hàng tháng tại: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1xaBOlR1wJ_s0pdpylURz6JKLP5-goEbO7IUUJ7nM_PM/edit?usp=sharing
Bảng mô tả hiệu quả kinh tế pin năng lượng mặt trời áp mái:
THAM KHẢO MỘT SỐ ĐƠN VỊ CUNG CẤP THIẾT BỊ UY TÍN
PHỤ LỤC:
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Câu 1: Khi điện lưới bị mất (cúp điện) thì hệ thống Solar hòa lưới có dùng được không ?
- Không. Hệ thống Solar hòa lưới không tích điện, hệ thống chỉ “sao chép” lưới điện chuyển vào hệ thống điện nhà tiêu thụ. Do vậy khi cúp điện thì không còn mẫu để hệ thống “sao chép”.
Câu 2: Tôi lắp Hệ thống Solar chỉ để bán điện cho EVN thì được không ?
- Chắc chắn là được. Theo chủ trương của nhà nước, hiện nay EVN sẵn sàng mua điện từ việc phát điện Solar. Tùy theo kỹ thuật lắp đặt Solar (Áp mái, farm,...) và hệ số bức xạ từng vùng mà có đơn giá điện được mua khác nhau. Ví dụ hiện tại Tp.HCM giá mua là 2.134đ/ kWh
- Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng điện từ hệ thống Solar thì tiết kiệm chi phí điện nhiều hơn. Vì khi đó lượng điện tiêu thụ của bạn sẽ thấp đi, phần chi trả tiền điện cho phần giá bậc cao sẽ giảm rất nhiều. (EVN bán điện ở bậc trên 300kWh lần lượt là 2.536đ, 2.834đ và 2.927đ, cao hơn rất nhiều so với đơn giá EVN mua 2.134đ).
Câu 3: Trên thị trường có nhiều đơn vị lắp đặt Solar, nhiều mức giá khác nhau, làm sao để chọn đơn vị nào ?
- Bạn hãy xem Hệ thống Solar là một giải pháp tổng thể bao gồm các thiết bị như Tấm Pin mặt trời, Bộ biến tần (Inverter), Khung giá đỡ, Dây cáp DC, Phụ kiện Solar; Giải pháp đơn vị lắp đặt; Thương hiệu của đơn vị lắp đặt.
- Cần phải chọn công nghệ thiết bị mới nhất. Tấm pin Solar có hiệu suất cao (hiện nay 390Wp) thì khi lắp đặt sẽ giảm được diện tích lắp đặt, áp lực lên mái sẽ giảm, thi công nhanh chóng hơn (do số lượng tấm pin thấp). Bộ biến tần phải đạt hiệu suất lớn (97% / EU=96%). Ví dụ biến tần SMA, hệ thống phải chịu được thời gian dài dưới mưa nắng nên phần Khung, giá đỡ và dây cáp DC cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Giải pháp tư vấn của đơn vị cũng rất quan trọng, họ sẽ cho bạn một lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhu cầu của bạn. Tránh trường hợp quá thừa hoặc thiếu.
- Đơn vị lắp đặt phải uy tín và tiềm lực. Hệ thống được bảo hành từ 10-25 năm nên đơn vị có kinh nghiệm lâu năm và chuyên về ngành điện thì rất tốt.
Câu 4: Biến tần là gì ?
- Đây là bộ phận giúp chuyển đổi dòng điện DC sang AC hòa vào lưới điện quốc gia. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng, nếu xảy ra sự cố thì cả hệ thống ngưng hoạt động. Có thể tiếc tiền cho việc mua tấm pin nhưng không nên tiếc tiền cho việc mua biến tần. Cứ sản phẩm uy tín trong top, và được các nhà máy điện năng lượng mặt trời sử dụng mà chọn. Ví dụ như: SMA, SUNGROW, HUAWEI, ABB,...
Câu 5 : Tấm Pin mặt trời ?
- Đây là bộ phận hấp thu ánh sáng và tạo điện DC (không có chức năng lưu trữ như mọi người nghĩ). Hiện tại có rất nhiều thương hiệu và ai cũng bảo tốt… Nhưng nếu ham rẻ dễ dãi chọn sản phẩm thì sau 5 năm sử dụng sẽ có vấn đề.
- Tiêu chí đầu tiên để chọn tấm pin là các thương hiệu đó phải được toàn thế giới công nhận, các thị trường Châu Âu sử dụng. Các nhà máy điện ở châu Âu và Mỹ sử dụng là ổn.
- Tiếp theo là xếp hạng về công nghệ sản xuất cell pin, được xếp hạng trong top 10 sản phẩm bán nhiều nhất trên thế giới.
- Điều nữa là công ty sản xuất ra tấm pin phải thật sự lớn và có tài chính tốt phát triển lâu dài trong lĩnh vực năng lượng mặt trời: JINKO, CANADIAN, LONGI, JA SOLAR, AE SOLAR, LG, PANASONIC SUNPOWER,...
- Chú ý: Tấm pin có 2 loại poly và mono, giá thành của tấm pin poly sẽ rẻ hơn tấm pin mono, xu thế sẽ sử dụng tấm pin mono nhiều hơn vì khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn để tạo ra điện khi ánh sáng yếu. Công nghệ pin mới nhất bây giờ là mono perc và half cell.
Câu 6 : Mái nhà như thế nào có thể lắp đặt hệ thống Solar ?
- Tốt nhất là mái phải tiếp xúc được ánh sáng mặt trời cả ngày, lúc đó hệ số bức xạ mới cao nhất. Nếu nhà lọt thỏm giữa 2 nhà cao hơn 2 bên, hoặc 1 bên thì hiệu suất bức xạ sẽ giảm rất nhiều.
- Yên tâm nhất là yêu cầu chuyên gia khảo sát, họ có đội ngũ kỹ thuật và thiết bị đo bức xạ để xác định nhà bạn có lắp đặt được hệ thống Solar hay không?
Câu 7: Hoàn vốn như thế nào?
Thông thường thì hoàn vốn mất 6 đến 7 năm dựa theo giá thị trường bây giờ, vì pin năng lượng mặt trời Việt Nam chưa sản xuất được nên nhập từ nước ngoài giá tiền cũng không rẻ. Nhưng hiện tại đã có dự thảo hỗ trợ 2000đ/kwh điện năng lượng mặt trời. Như vậy thời gian hoàn vốn giảm đi rất nhiều, mà tấm pin thì bảo hành tới 10 năm.
Câu 8: Vốn ban đầu đần là bao nhiêu?
Trước hết, bạn sẽ được công ty lắp đặt đăng ký với Sở Khoa học Công nghệ thành phố để được hỗ trợ 2000đ/kw, sau đó Nhà Nước sẽ lắp thêm một chiếc đồng hồ 2 chiều để tính điện mặt trời, hiện tại chỉ có TP Hồ Chí Minh là được hỗ trợ, dự kiến có thể qua năm sau là có chính sách mua điện năng lượng mặt trời trên toàn quốc, bạn nào có cần file dự thảo mình gửi cho.
Ví dụ bạn lắp đặt 12 tấm pin năng lượng mặt trời, tương đương với 3kwh, vậy sẽ tốn tiền mua 12 tấm pin poly 250wh, mỗi tấm giá trung bình 4.250.000đ, tổng là: 12*4.250.000 = 51.000.000 đồng.
Giá của inverter 3kw là 18.890.000 đ, tức cho là 19 triệu, vậy tổng vốn bạn bỏ ra là 51 triệu + 19 triệu là 70 triệu đồng.
Câu 9: Thời gian hoàn vốn vốn và sinh lợi nhuận?
Thông thường các công ty hiện nay luôn cam kết ít nhất là 4 giờ nắng trung bình để công suất tấm pin đạt tối đa, vậy với giải pháp 3kwh này mỗi ngày nó sinh ra ít nhất: 3*4 = 12 kwh/ngày. Vậy mỗi tháng bạn sẽ có: 12 * 30 = 360 ký điện. Vậy một năm bạn sẽ sản sinh ra được 360 * 12 = 4320 ký điện năng. Giá điện trung bình bây giờ là 2000đ/kw vậy bạn sẽ tiết kiệm được 4320 * 2000 = 8.640.000đ tiền điện không phải đóng cho Nhà Nước.
Ngoài ra với dự thảo ở trên, bạn có đủ sử dụng hay dư điện năng lượng mặt trời do nhà bạn sinh ra thì cũng sẽ được hỗ trợ 2000đ/kw, tức là bạn sẽ được nhận thêm 4320 * 2000 = 8.640.000đ nữa, tổng cộng bạn lời 8.640.000 * 2=.17.280.000 đồng.
Do đó thời gian hoàn vốn là: vốn ban đầu/lợi nhuận = 70/(17,280) = 4,05 năm. Pin bảo hành 10 năm, vậy sau 4 năm bạn coi như nhận được lợi nhuận thêm ít nhất sau 6 năm nữa, tức coi như dùng điện miễn phí sau ít nhất 6 năm nữa
Chúc năm 2019 thành công và hạnh phúc!
WWW.CHUCMUNGNAMMOI.VN
Chúc mừng năm mới | phong thủy | phong thủy ứng dụng | đặt tên cho con | tên hay cho con | dự đoán
Tham khảo: http://cafebiz.vn/dien-mat-troi-tiet-kiem-cho-gia-dinh-ban-bao-nhieu-tren-hoa-don-tien-dien-20190826092355281.chn
Khái niệm Dự án điện mặt trời trên mái nhà (viết tắt là ĐMTMN): Là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) có đấu nối và bán điện lên lưới điện quốc gia.
CÁCH LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI NHÀ
Các thành phần cơ bản của một hệ thống điện mặt trời :
1. Tấm pin mặt trời (Solar Panel)
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời để có thể hứng được ánh nắng tốt nhất từ mặt trời nên được thiết kế với những tính năng và chất liệu đặc biệt, có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ…
2. Bộ Inverter
Bộ biến tần (inverter) năng lượng mặt trời là bộ chuyển đổi dòng điện (DC) trực tiếp tạo ra bởi tấm pin mặt trời thành điện xoay chiều (AC)
Nguyên lý hoạt động hệ thống hòa lưới có thể hiểu như sau: điện năng lượng mặt trời thu được từ tấm pin (Solar Panel) là điện 1 chiều, qua bộ hòa lưới (inverter), có chức năng đổi từ điện DC – AC cùng pha cùng tần số với điện lưới, sau đó hệ thống sẽ hòa chung với điện lưới quốc gia. Hệ thống này không cần dùng ắc quy.
- Khi công suất hòa lưới bằng công suất tải thì tải tiêu thụ điện hoàn toàn từ pin mặt trời.
- Khi công suất tải tiêu thụ lớn hơn công suất hòa lưới thì tải sẽ lấy thêm lưới bù vào. Buổi tối sẽ dùng nguyên điện từ mạng lưới điện nhà nước vì không có ánh nắng mặt trời.
3. Tủ điện
4. Đồng hồ 2 chiều đo đếm điện năng
5. Hệ thống giám sát từ xa
Các mô hình lắp đặt điện mặt trời:
- Loại có khả năng cung cấp điện không có hệ ắc quy lưu trữ, chỉ dùng khi có năng lượng mặt trời
- Loại có khả năng cung cấp điện với hệ ắc quy lưu trữ để dùng khi không đủ năng lượng mặt trời
- Loại có thể hòa lưới (on grid solar system) điện quốc gia, cung cấp điện lên lưới như 1 máy phát điện
- Loại hoạt động độc lập (off grid solar system) như 1 hệ thống back-up điện.
- Hình thức phối hợp các loại trên.
CÁC LOẠI PIN MẶT TRỜI
Hiện nay trên thị trường có các loại pin năng lượng mặt trời phổ biến là pin mono; pin poly; pin mặt trời dạng phim mỏng. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Bạn nên chọn lựa cho gia đình loại pin phù hợp trước khi lắp đặt.
Pin Mono
Các tế bào quang điện của pin mono làm bằng silicon đơn tinh thể với độ tinh khiết cao. Tế bào quang điện của pin cấu tạo từ các phôi silicon hình trụ. Nhằm tăng cường tối đa hiệu suất, nhà sản xuất đã vạt góc mặt của phôi silicon.
Bề ngoài pin mono có màu đen sẫm đồng nhất. Tế bào quang điện hình vuông được vạt góc xếp liền nhau tạo ra khoảng trống hình thoi.
Pin Poly
Pin năng lượng mặt trời poly được tạo nên từ silicon đa tinh thể. Người ta làm nóng chảy sau đó đổ vào khuôn hình vuông. Khi silicon nguội sẽ cắt thành những tấm wafer hình vuông.
Khi nhìn vào pin poly ta sẽ thấy có màu xanh đậm. Tế bào quang điện xếp khít với nhau.
Pin mặt trời dạng phim mỏng
Pin mặt trời dạng phim mỏng được tạo từ những miếng phim rất mỏng từ chất liệu Silic nóng chảy . Pin có cấu trúc đa tinh thể và cho hiệu suất thấp nhất khi so sánh với hai dòng pin trên , bởi nó bỏ qua thao tác cắt thỏi Silicon nên loại pin mặt trời dạng phim mỏng được xem có giá cả mềm nhất so với hai loại pin Mono và Poly .
So sánh:
Về mặt hiệu suất
Pin năng lượng mặt trời mono có hiệu suất cao hơn pin poly. Giữa hai loại pin có cùng một diện tích thì lượng điện năng mà pin môn chuyển hóa thành cao hơn so với pin poly.
Về tuổi thọ của pin
Pin năng lượng mặt trời mono có tuổi thọ lên đến 35 năm.
Loại pin năng lượng mặt trời poly tuổi thọ chỉ 25 năm.
Hệ số suy giảm hiệu suất
Sau một thời gian dài sử dụng, chắc chắn hiệu suất của pin mặt trời sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm của hai loại pin này là khác nhau. Sau 10 năm sử dụng, hệ số suy giảm của pin poly lên đến 50%. Còn hệ số suy giảm của pin poly ở mức 30 – 40%.
Về không gian
Nếu như nhà là một ngôi nhà có không gian trên nóc nhà hạn chế , diện tích tiếp xúc với mặt trời thấp hay có cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên sử dụng pin năng lượng mặt trời mono vì nó có hiệu suất cao hơn . Ngược lại nếu nhà có không gian rộng thì có thể sử dụng pin poly , nó có thể tiết kiệm thêm một khoảng tài chính đáng kể .
Về giá thành
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất pin mặt trời. Nhìn chung thì pin năng lượng mặt trời poly có giá thàng rẻ hơn pin mono.
Top 5 thương hiệu pin mặt trời: GIVA SOLAR; SOTO; MEGASUN; Solar BK; VIMETCO
BÁN ĐIỆN VÀO LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA
- Người dân được bán điện cho EVN theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Giá thu mua của EVN: Từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018, giá mua điện (chưa VAT) 2.096 đồng/kWh. Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa VAT) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.
- Liên hệ mua bán điện theo từng khu vực. Miền Bắc: 19006769; Miền Trung: 19001909; Miền Nam: 19001006-19009000. Tại HÀ NỘI: 19001288
- Mẫu hợp đồng mua bán điện tham khảo tại: ĐÂY
- Trình tự tổng thể
- Bước 1: Đăng ký. Khách hàng đăng ký bán.
- Bước 2: Đấu nối. Điện lực kiểm tra và thử nghiệm
- Bước 3: Ký thỏa thuận. Điện lức gắn công tơ và ký thỏa thuận.
- Bước 4: Ghi chỉ số. Hàng tháng điện lực ghi nhận sản lượng điện.
- Bước 5: Thanh toán. Thanh toán theo sản lượng.
- Trình tự lắp đăng ký:
- Hình thức thanh toán: Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng. Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.
NHU CẦU THÔNG THƯỜNG
Một hộ gia đình trung bình ở thành phô một tháng sẽ sử dụng tầm 500-600kWh. Do đó nên sử dụng gói năng lượng mặt trời 5kWp. Giá đầu tư khoảng 100 triệu.
Theo ước tính ở Việt Nam, trong ngày nắng ước tính 1kWp điện mặt trời sẽ cho ra sản lượng điện khoảng 120kWh/tháng. Giá đầu tư cơ bản 1kWp khoảng 20 triệu đồng.
Tự tính lượng điện tiêu thụ và chi phí điện hàng tháng tại: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1xaBOlR1wJ_s0pdpylURz6JKLP5-goEbO7IUUJ7nM_PM/edit?usp=sharing
THAM KHẢO MỘT SỐ ĐƠN VỊ CUNG CẤP THIẾT BỊ UY TÍN
- https://solarstore.vn/
- http://www.datsolar.com/
- https://vietcotek.vn
- https://congnghexanhvn.com/
- http://www.dattech.com.vn
PHỤ LỤC:
CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA BAN ĐẦU KHI ĐẤU NỐI VÀ
TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ
(Ban hành kèm theo văn bản số 2619/EVN HANOI-B09 ngày 09 tháng 04 năm 2019)
(Ban hành kèm theo văn bản số 2619/EVN HANOI-B09 ngày 09 tháng 04 năm 2019)
TT | Hạng mục kiểm tra | Mô tả đặc tính (Theo Thông tư 39/2015/TT- BCT và Thông tư 16/2017/TT-BCT) | Đấu nối lưới hạ áp 1 pha | Đấu nối lưới hạ áp 3 pha | ||
Kiểm tra ban đầu khi đấu nối | Kiểm tra trong quá trình vận hành | Kiểm tra ban đầu khi đấu nối | Kiểm tra trong quá trình vận hành | |||
1 | Tần số | Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện liên lục trong dải tần số 49 Hz đến 51 Hz. Khi tần số hệ thống điện nằm ngoài dải tần số nêu trên thì hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu 0,2 giây. | Đáp ứng | Đáp ứng | ||
2 | Điện áp | Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện liên tục khi điện áp tại điểm đấu nối trong dải từ 85% đến 110% điện áp định mức. Khi điện áp tại điểm đấu nối nằm ngoài dải điện áp như đã nêu trên thì hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu 02 giây. | Đáp ứng | Đáp ứng | ||
3 | Cân bằng pha | Thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha so với điện áp danh định trong chế độ làm việc bình thường phải ≤ 5%. | Đáp ứng | |||
4 | Xâm nhập của dòng điện một chiều | Sự xâm nhập của dòng điện một chiều vào lưới điện phân phối so với dòng định mức tại điểm đấu nối phải ≤ 0,5%. | Đáp ứng | Đáp ứng | ||
5 | Sóng hài điện áp | Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại điểm đấu nối phải ≤ 6,5%. | Đáp ứng | Đáp ứng | ||
Tổng độ biến dạng sóng hài dòng điện tại điểm đấu nối phải ≤ 20% dòng điện phụ tải đối với công suất nhỏ hơn 50 kW và ≤ 12% dòng điện phụ tải đối với công suất từ 50 kW trở lên. | Đáp ứng | Đáp ứng | ||||
6 | Nối đất | Hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện hạ áp phải nối đất trực tiếp. | Đáp ứng | Đáp ứng | ||
7 | Bảo vệ | Hệ thống điện mặt trời phải tự ngắt kết nối khi xảy ra sự cố mất điện từ lưới điện phân phối. | Đáp ứng | Đáp ứng | Đáp ứng | Đáp ứng |
Hệ thống điện mặt trời phải tự ngắt kết nối với lưới điện phân phối khi xảy ra sự cố nội bộ của hệ thống điện mặt trời. | Đáp ứng | Đáp ứng |
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Câu 1: Khi điện lưới bị mất (cúp điện) thì hệ thống Solar hòa lưới có dùng được không ?
- Không. Hệ thống Solar hòa lưới không tích điện, hệ thống chỉ “sao chép” lưới điện chuyển vào hệ thống điện nhà tiêu thụ. Do vậy khi cúp điện thì không còn mẫu để hệ thống “sao chép”.
Câu 2: Tôi lắp Hệ thống Solar chỉ để bán điện cho EVN thì được không ?
- Chắc chắn là được. Theo chủ trương của nhà nước, hiện nay EVN sẵn sàng mua điện từ việc phát điện Solar. Tùy theo kỹ thuật lắp đặt Solar (Áp mái, farm,...) và hệ số bức xạ từng vùng mà có đơn giá điện được mua khác nhau. Ví dụ hiện tại Tp.HCM giá mua là 2.134đ/ kWh
- Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng điện từ hệ thống Solar thì tiết kiệm chi phí điện nhiều hơn. Vì khi đó lượng điện tiêu thụ của bạn sẽ thấp đi, phần chi trả tiền điện cho phần giá bậc cao sẽ giảm rất nhiều. (EVN bán điện ở bậc trên 300kWh lần lượt là 2.536đ, 2.834đ và 2.927đ, cao hơn rất nhiều so với đơn giá EVN mua 2.134đ).
Câu 3: Trên thị trường có nhiều đơn vị lắp đặt Solar, nhiều mức giá khác nhau, làm sao để chọn đơn vị nào ?
- Bạn hãy xem Hệ thống Solar là một giải pháp tổng thể bao gồm các thiết bị như Tấm Pin mặt trời, Bộ biến tần (Inverter), Khung giá đỡ, Dây cáp DC, Phụ kiện Solar; Giải pháp đơn vị lắp đặt; Thương hiệu của đơn vị lắp đặt.
- Cần phải chọn công nghệ thiết bị mới nhất. Tấm pin Solar có hiệu suất cao (hiện nay 390Wp) thì khi lắp đặt sẽ giảm được diện tích lắp đặt, áp lực lên mái sẽ giảm, thi công nhanh chóng hơn (do số lượng tấm pin thấp). Bộ biến tần phải đạt hiệu suất lớn (97% / EU=96%). Ví dụ biến tần SMA, hệ thống phải chịu được thời gian dài dưới mưa nắng nên phần Khung, giá đỡ và dây cáp DC cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Giải pháp tư vấn của đơn vị cũng rất quan trọng, họ sẽ cho bạn một lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhu cầu của bạn. Tránh trường hợp quá thừa hoặc thiếu.
- Đơn vị lắp đặt phải uy tín và tiềm lực. Hệ thống được bảo hành từ 10-25 năm nên đơn vị có kinh nghiệm lâu năm và chuyên về ngành điện thì rất tốt.
Câu 4: Biến tần là gì ?
- Đây là bộ phận giúp chuyển đổi dòng điện DC sang AC hòa vào lưới điện quốc gia. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng, nếu xảy ra sự cố thì cả hệ thống ngưng hoạt động. Có thể tiếc tiền cho việc mua tấm pin nhưng không nên tiếc tiền cho việc mua biến tần. Cứ sản phẩm uy tín trong top, và được các nhà máy điện năng lượng mặt trời sử dụng mà chọn. Ví dụ như: SMA, SUNGROW, HUAWEI, ABB,...
Câu 5 : Tấm Pin mặt trời ?
- Đây là bộ phận hấp thu ánh sáng và tạo điện DC (không có chức năng lưu trữ như mọi người nghĩ). Hiện tại có rất nhiều thương hiệu và ai cũng bảo tốt… Nhưng nếu ham rẻ dễ dãi chọn sản phẩm thì sau 5 năm sử dụng sẽ có vấn đề.
- Tiêu chí đầu tiên để chọn tấm pin là các thương hiệu đó phải được toàn thế giới công nhận, các thị trường Châu Âu sử dụng. Các nhà máy điện ở châu Âu và Mỹ sử dụng là ổn.
- Tiếp theo là xếp hạng về công nghệ sản xuất cell pin, được xếp hạng trong top 10 sản phẩm bán nhiều nhất trên thế giới.
- Điều nữa là công ty sản xuất ra tấm pin phải thật sự lớn và có tài chính tốt phát triển lâu dài trong lĩnh vực năng lượng mặt trời: JINKO, CANADIAN, LONGI, JA SOLAR, AE SOLAR, LG, PANASONIC SUNPOWER,...
- Chú ý: Tấm pin có 2 loại poly và mono, giá thành của tấm pin poly sẽ rẻ hơn tấm pin mono, xu thế sẽ sử dụng tấm pin mono nhiều hơn vì khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn để tạo ra điện khi ánh sáng yếu. Công nghệ pin mới nhất bây giờ là mono perc và half cell.
Câu 6 : Mái nhà như thế nào có thể lắp đặt hệ thống Solar ?
- Tốt nhất là mái phải tiếp xúc được ánh sáng mặt trời cả ngày, lúc đó hệ số bức xạ mới cao nhất. Nếu nhà lọt thỏm giữa 2 nhà cao hơn 2 bên, hoặc 1 bên thì hiệu suất bức xạ sẽ giảm rất nhiều.
- Yên tâm nhất là yêu cầu chuyên gia khảo sát, họ có đội ngũ kỹ thuật và thiết bị đo bức xạ để xác định nhà bạn có lắp đặt được hệ thống Solar hay không?
Câu 7: Hoàn vốn như thế nào?
Thông thường thì hoàn vốn mất 6 đến 7 năm dựa theo giá thị trường bây giờ, vì pin năng lượng mặt trời Việt Nam chưa sản xuất được nên nhập từ nước ngoài giá tiền cũng không rẻ. Nhưng hiện tại đã có dự thảo hỗ trợ 2000đ/kwh điện năng lượng mặt trời. Như vậy thời gian hoàn vốn giảm đi rất nhiều, mà tấm pin thì bảo hành tới 10 năm.
Câu 8: Vốn ban đầu đần là bao nhiêu?
Trước hết, bạn sẽ được công ty lắp đặt đăng ký với Sở Khoa học Công nghệ thành phố để được hỗ trợ 2000đ/kw, sau đó Nhà Nước sẽ lắp thêm một chiếc đồng hồ 2 chiều để tính điện mặt trời, hiện tại chỉ có TP Hồ Chí Minh là được hỗ trợ, dự kiến có thể qua năm sau là có chính sách mua điện năng lượng mặt trời trên toàn quốc, bạn nào có cần file dự thảo mình gửi cho.
Ví dụ bạn lắp đặt 12 tấm pin năng lượng mặt trời, tương đương với 3kwh, vậy sẽ tốn tiền mua 12 tấm pin poly 250wh, mỗi tấm giá trung bình 4.250.000đ, tổng là: 12*4.250.000 = 51.000.000 đồng.
Giá của inverter 3kw là 18.890.000 đ, tức cho là 19 triệu, vậy tổng vốn bạn bỏ ra là 51 triệu + 19 triệu là 70 triệu đồng.
Câu 9: Thời gian hoàn vốn vốn và sinh lợi nhuận?
Thông thường các công ty hiện nay luôn cam kết ít nhất là 4 giờ nắng trung bình để công suất tấm pin đạt tối đa, vậy với giải pháp 3kwh này mỗi ngày nó sinh ra ít nhất: 3*4 = 12 kwh/ngày. Vậy mỗi tháng bạn sẽ có: 12 * 30 = 360 ký điện. Vậy một năm bạn sẽ sản sinh ra được 360 * 12 = 4320 ký điện năng. Giá điện trung bình bây giờ là 2000đ/kw vậy bạn sẽ tiết kiệm được 4320 * 2000 = 8.640.000đ tiền điện không phải đóng cho Nhà Nước.
Ngoài ra với dự thảo ở trên, bạn có đủ sử dụng hay dư điện năng lượng mặt trời do nhà bạn sinh ra thì cũng sẽ được hỗ trợ 2000đ/kw, tức là bạn sẽ được nhận thêm 4320 * 2000 = 8.640.000đ nữa, tổng cộng bạn lời 8.640.000 * 2=.17.280.000 đồng.
Do đó thời gian hoàn vốn là: vốn ban đầu/lợi nhuận = 70/(17,280) = 4,05 năm. Pin bảo hành 10 năm, vậy sau 4 năm bạn coi như nhận được lợi nhuận thêm ít nhất sau 6 năm nữa, tức coi như dùng điện miễn phí sau ít nhất 6 năm nữa
Chúc năm 2019 thành công và hạnh phúc!
WWW.CHUCMUNGNAMMOI.VN
Chúc mừng năm mới | phong thủy | phong thủy ứng dụng | đặt tên cho con | tên hay cho con | dự đoán
Tham khảo: http://cafebiz.vn/dien-mat-troi-tiet-kiem-cho-gia-dinh-ban-bao-nhieu-tren-hoa-don-tien-dien-20190826092355281.chn
[ALL] toàn bộ thông tin lắp đặt và mua bán năng lượng mặt trời mái nhà, năng lượng tái tạo
Reviewed by Nguyễn Trí Hiển
on
16:40
Rating:
Không có nhận xét nào: