Có những cái chết đến đột ngột và liên tiếp trong một gia đình, dòng tộc khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ và gọi đó là thảm họa “trùng tang”
KHÁI NIỆM:
Theo kinh nghiệm, cổ nhân cho rằng trong thực tế, với mỗi người chết sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
- THIÊN DI: là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định, là lúc "trời" đưa đi. Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng.
- NHẬP MỘ: là dấu hiệu phải "ra đi", "nằm xuống" vĩnh viễn, không còn liên quan gì đến trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt. Dự báo vong chết không phạm trùng tang, mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc.
- TRÙNG TANG: Là dấu hiệu "ra đi" không hợp số phận, không dứt khoát, hãy còn "ảnh hưởng" tới trần ai. Dự báo sẽ có người thân chết theo. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.
Như vậy, "Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác". Hoặc có thể gọi trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại. Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải để tránh nguy cơ.
TRONG ĐÓ:
- Trùng tang ngày là nặng nhất (Tam xa-7 người chết theo),
- Trùng tang Tháng là nặng nhì (Nhị xa-5 người chết theo),
- Trùng tang Giờ là nặng thứ ba (Nhất xa-3 người chết theo),
- Trùng tang Năm là nhẹ nhất.
CÁCH TÍNH:
Mất dưới 10 tuổi không tính trùng tang.
Trường hợp 1: Trùng tang có thể là thời gian lúc mất, trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu), trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ)
Trường hợp 2: Cách tính phổ biến (dựa trên tuổi âm lịch):
- Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ DẦN tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ THÂN tính theo chiều nghịch.
- TUỔI: Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, cung tiếp là 30 tuổi, … tính đến tuổi chẵn chục của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất (1,2,3), gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.
- THÁNG: Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
- NGÀY: Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
- GIỜ: Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (23-01 giờ), Sửu (01-03 giờ)...Hợi (21-23 giờ).
Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:
- Dần – Thân – Tị – Hợi: thì là gặp cung Trùng Tang
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu: thì là gặp cung Thiên Di
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi: thì là gặp cung Nhập Mộ.
Chỉ cần gặp được một cung Nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lẽ trấn trùng tang (một Nhập mộ xoá được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang)
Ví dụ 1:
Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi.Ví dụ 2:
Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di.
Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di.
Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di.
Tính tiếp cho giờ, giờ Tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ.
Tổng kết:
Năm: Thiên Di | Tháng: Thiên Di | Ngày: Thiên Di | Giờ: Nhập Mộ
Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.
Nam mất năm 32 tuổi, giờ 3h sáng, ngày 6, tháng 2.
Đàn ông bấm từ cung Dần là 10, Mão 20, Thìn 30, Tị 31, Ngọ 32. Cung Thiên Di
Mất tháng 2 thì bấm tiếp là Mùi 1, Thân 2, Tháng Thuộc Trùng Tang Nhất Xa
Ngày 6 thì bấm tiếp là Dậu 1, Tuất 2, Hợi 3, Tý 4, Sửu 5, Dần 6. Ngày thuộc Trùng Tang Nhị Xa
Đến Giờ mất : mất 3h sáng ( Giờ Dần ) thì bấm tiếp là Mão ( tý ) Thìn ( sửu ) Tị ( Dần ) dừng tại đó xem Tị rơi vào Trùng Tang Tam Xa.
Tổng kết:Năm: Thiên Di | Tháng: Trùng tang | Ngày: Trùng tang | Giờ: Trùng tang
Như vậy cụ người mất rơi vào Trùng tang.
Ví dụ 3:
Nam 74 tuổi, chết tháng 4, ngày 3, giờ Mão thì ta bấm như sau
Bấm Năm : bắt đầu từ cung Dần là 10, Mão 20, Thìn 30, Tị 40, Ngọ 50, Mùi 60, Thân 70, Dậu 71, Tuất 72, Hợi 73, Tý 74. vậy là chết 74 tuổi vào Cung Tý. so với bảng tính ở trên Cung Tý là Thiên Di vậy là Năm Thiên Di.
Bấm Tháng : bắt đầu từ tháng 1 vào cung Sửu, tháng 2 dần, tháng 3 Mão, tháng 4 Thìn.vậy là chết tháng 4 vào cung Thìn. So với bảng tính ở trên là Nhập Mộ vậy là Tháng Nhập Mộ.
Bấm Ngày : Bắt đầu từ mồng 1 vào cung Tị, mồng 2 Ngọ, mồng 3 Mùi, vậy là chết ngày mồng 3 vào cung Mùi, so với bảng tính ở trên là Nhập Mộ vậy là Ngày Nhập Mộ.
Bấm Giờ : Bắt đầu từ giờ Tý vào cung Thân, giờ sửu (Dậu ), Giờ Dần ( Tuất ), giờ Mão ( Hợi ) vậy là chết vào giờ Mão rơi vào cung Hợi, so với bảng tính ở trên là Trùng Tang vậy là Giờ Trùng Tang.
Tổng Kết: Năm: Thiên Di |Tháng : Nhập Mộ | Ngày : Trùng Tang | Giờ : Trùng Tang.
Tổng hợp nhanh:
- Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU thì rơi vào trùng tang;
- Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN, THÂN , TỴ, HỢI thì rơi vào trùng tang;
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI có nghĩa là chết vào các năm “xung” (tứ hình xung) sẽ bị trùng tang.
Chúng ta có thể dùng bảng để tính, hoặc dùng bàn tay để bấm Trùng tang cũng được kết quả như trên.
Trường hợp 3: (trùng tang do chôn sai ngày)
Việc tính trùng tang phải xem người chết chôn vào ngày nào nữa, nếu chết chôn:
- Tháng giêng: ngày 7-19
- Tháng hai, tháng ba: ngày 6-18-30.
- Tháng tư :ngày 4-16-28.
- Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27.
- Tháng bảy: ngày 1-12-25.
- Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24.
- Tháng mười: ngày 10-22.
- Tháng mười một - tháng chạp: ngày 9 -21.
Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì được tính trùng tang, cần phải giải ngay.
Trường hợp 4: Trùng tang liên táng
- Tuổi Thân Tý Thìn chết năm tháng ngày giờ Tỵ.
- Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm tháng ngày giờ Hợi.
- Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm tháng ngày giờ Dần.
- Tuổi Hợi Mão Vị chết năm tháng ngày giờ Thân.
Chết ngày giờ trên gọi là ngày giờ kiếp sát (theo Tứ trụ). Dân gian gọi là Cướp Sát.
- Tháng 1.2.6.9.12: Chết nhằm ngày Canh Dần hay Canh Thân là phạm Thần Trùng " Lục Canh Thiên Hình ". Nếu thêm thấy năm tháng cũng vậy là càng nặng.
- Tháng 3: Chết nhằm ngày Tân Tị hay Tân Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Tân Thiên Đình " , nếu gặp thêm năm , tháng nữa càng nặng hơn
- Tháng 4: Chết nhằm ngày Nhâm Dần hay Nhâm Thân là phạm Thần Trùng " Lục Nhâm Thiên Lao " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 5: Chết nhằm ngày Quý Tị hay Quý Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Quý Thiên Ngục " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 7: Chết nhằm ngày Giáp Dần hay Giáp Thân là pahm5 Thần Trùng " Lục Giáp Thiên Phúc " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 8: Chết nhằm ngày Ất Tị hay Ất Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Ất Thiên Đức " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 10: Chết nhằm ngày Bính Dần hay Bính Thân là phạm Thần Trùng " Lục Bính Thiên Uy ". nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 11: Chết nhằm ngày Đinh Tị hay Đinh Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Đinh Thiên Âm " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
CÁCH HÓA GIẢI:
Xin chia sẻ một số cách hóa giải dân gian thường dùng:
1. Xin tro hóa vàng tại chùa, và rải đều thành lớp dưới hố trước khi hạ quan tài.
2. Gửi vong lên chùa để “nhốt trùng”. Những ngôi chùa được chọn phải là chùa có uy tín trong việc giữ vong.
3. Dùng bài thuốc trấn trùng với các vị như thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào túi rồi yểm trong quan tài
4. Dùng các bộ linh phù để trấn bằng cách dùng linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên giữa ngực, giữa rốn, hoặc lót dưới quan tài
5. Dùng bài thuốc kết hợp giữa Sớ, Phù Bắc Tông và Kỳ nam để xông vào mộ và người sống, để cầu siêu, giải thoát cho trùng, biến từ âm binh thành thiên binh
6. Áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải
7. Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm
Song, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về bản chất của hiện tượng “trùng tang”. Ngay đến một số nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cũng không muốn đưa ra bất kỳ phát biểu nào xung quanh hiện tượng này.
www.chucmungnammoi.vn
2015
Tổng hợp
TRÙNG TANG, cách tính, cách hóa giải, những điều cần biết!
Reviewed by Nguyễn Trí Hiển
on
15:06
Rating:
Rat co ich cho moi nguoi
Trả lờiXóaCụ ông 73tuổi mất ngày tân sửu, tháng 10 âm, giờ bính thân thì tốt hay xấu
Trả lờiXóaCái này đọc xong cũng không hiểu gì hết là tại vì sao tính được năm tháng ngày giờ nhưng cách cúng hoá giải thì phải nói rõ hơn chứ
Trả lờiXóaCái này đọc xong cũng không hiểu gì hết là tại vì sao tính được năm tháng ngày giờ nhưng cách cúng hoá giải thì phải nói rõ hơn chứ
Trả lờiXóaSao bờm thế họ noí rõ thế mà ko hiểu thì cúng làm gì
XóaCHO EM HỎI LÀ DƯỚI 10 TUỔI KHÔNG TÍNH TRÙNG TANG CÓ NGHĨA LÀ. MẤT 8 TUỔI THÌ Ở TUỔI NÀY NGƯỜI QUÁ CỐ KHÔNG ĐỂ LẠI TRÙNG TANG ĐÚNG KHÔNG Ạ?
Trả lờiXóaPhải rồi
XóaNữ chet 17g 45 phut 58 tuoi ngay 15thang 5 am lich vay co bi trung tang k vay
Trả lờiXóanăm nay năm Đinh Dậu, 58 tuổi là tuổi Tý, chết 17h45 là giờ Dậu , ngày 15.5 là ngày Mão, tháng Ngọ quá xấu luôn Trùng Tang nặng lắm đấy
XóaXin admin giup đỡ. nam GIÁP DẦN thọ 44 tuổi mất 10h17 phút sáng ngày 13/8/2017 dương lịch có phải bị trùng tang không admin.
Xóasinh năm 1932 âm lịch, mất 15h30 ngày 3 tháng 1 năm 2018 âm. mùng 3 tết. xem cho mình với thấy bảo nặng lắm
Trả lờiXóacụ ông sinh năm 1947 , mất 18h ngày 12 tháng giêng năm Mậu Tuất ,vậy có trùng tang ko ạ
Trả lờiXóaChuyện buồn gđ em,
Trả lờiXóaEm trai ông nội em sinh năm 1938, mất vào lúc 14:30 ngày 3/9/2016 âm lịch. Chôn cất vào hồi 14h chiều ngày hôm sau 4/9/16 âm lịch thọ 79 tuổi.
Sau đó gần 2 năm, bố em mất đột ngột vào khoảng 11:30 -12h kém (thời gian ko chính xác vì bố mình ngã suối, lúc tìm ra đã chừng hơn 12h) ngày 27/1/2018 âm lịch.
Mọi người nói họ nhà em bị trùng tang?
Mà em hiểu thì trùng tang chỉ trong vòng 1 năm?
Vậy có đúng hay ko? Mọi người giải thích giúp em được ko ạ?
Và nếu đùng bị trùng tang thì cần làm gì? Giải lễ như nào ạ?
Nếu ko làm thì sẽ có những vấn đề gì có thể xảy ra ạ?
Ngoài ra khi hạ huyệt bố em lại bị ngược phải nhấc lên xoay lại, liệu có phải điềm báo gì ko??
vì bố mất ngoài suối nên làm thủ tục gọi hồn về có thả 1 con vịt 1 con gà bé để thả phóng sinh, nhưng chiều đó thả gần sáng sau con vịt +gà lại về nhà e (con vịt thả đi mua về và nhà hiện có sẵn 2 con vịt, gà thì bằng vốc tay bắt ở nhà mình, chỗ đó cách nhà chừng 400-500m), việc này có xấu ko???
Nhà em đang hoang mng quá, kính mong mọi ngưoi giúp em và gia đình hiểu đúng đc ko ạ?