HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
Huyền Không Lạc Việt là tên gọi chính thức của bộ môn Huyền không trong khoa Phong Thủy Lạc Việt. Đó là một trong những yếu tố tương tác lên cuộc sống của con người thông qua ngôi nhà được phục hồi từ một mảng còn sót lại bị Hán hóa của nền văn minh Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Khoa Huyền không phong thủy Lạc Việt là một khoa trong bộ môn Phong Thủy Lạc Việt, có hệ hiểu hiện và những tiêu chí riêng so với nhưng khoa khác trong hệ thống Phong thủy Lạc Việt. Trong Huyền Không Lạc Việt sự vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời được qui ước biểu kiến thành các sao gọi là Cửu Tinh phi cung. Gồm: Nhất Bạch - Nhị Hắc - Tam Bích - Tứ Lục - Ngũ Hoàng - Lục Bạch - Thất Xích - Bát Bạch và Cửu Tử. Qui luật phi tinh trên cửu cung của các sao này tức đường đi biểu kiến của nó trên cửu cung gọi là "Lường Thiên Xích ". Cổ thư cho rằng:
" Vòng Lường thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch) ".
Bởi vậy, thông thạo về Huyền không Lạc Việt anh chị em có thể căn cứ vào quy luật tương tác của Huyền Không lạc Việt phối hợp với các quy luật tương tác khác của Lý học nói chung, hoặc phong thủy Lạc Việt nói riêng mà dự báo trên từ thời tiết, thiên nhiên, xã hội và con người. Những di sản còn lại của môn Huyền Không qua các bản văn chữ Hán hoàn toàn rất hạn chế khi ứng dụng khả năng này vì tính thất truyền và sai lệch của nó. Trong bản văn chữ Hán, Huyền không phong thủy được coi là sự sáng tạo của Tưởng Kính Hồng vào cuối đời Minh - Thanh và hoàn tất vào cuối nhà Thanh do Thẩm Trức Nhưng soạn thảo. Nhưng anh chị em cũng biết rằng: Mệnh cung trong Bát trạch chính là hiện tương phi tinh của Huyền Không lấy sao nhập trung trong năm làm mệnh chủ. Nam là Dương phi nghịch là Âm, Nữ là Âm phi thuận là Dương. Có khác nhau chăng chỉ là Phong Thủy Lạc Việt phi tinh trên Hà Đồ còn phong thủy qua bản văn chữ Hán phi tinh trên Lạc Thư. Đó là lý do người mệnh Ly/ Đoài phải đổi chỗ cho nhau giữa Bát trạch Việt và bát trạch theo bản văn chữ Hán. Nhưng bộ môn Bát trạch theo bản văn chữ Hán lại do Hoàng Thừa Ngạn phát minh vào thế kỷ thứ II BC, mà Huyền không theo bản văn chữ Hán lại do Tưởng Kính Hồng phát minh sớm nhất vào thế kỷ XV AC. Như vậy, tri thức thành quả có sau - Phi tinh huyền không - lại là tiền đề, nguyên lý cho cái có trước nó cả 1700 năm - Mệnh cung Bát trách? Đây là điều hoàn toàn phi lý. Bởi vậy, hiện tượng này, một lần nữa xác định rằng: Phong thủy chính là một khoa học hoàn chính, nhất quán có tính hệ thống có cội nguồn từ nền văn minh Lạc Việt, khi sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử và đã bị Hán hóa. Chính qúa trình Hán hóa và sự ngộ nhận dịch giả thành tác giả, nên thuận tự thời gian trong lịch sử xuất hiện trong văn minh Hán đã làm nó trở nên mâu thuẫn , lộn xộn về cả mặt lịch sử hính thành với nội dung trở thành huyền bí, khó hiểu do thất truyền, sai lạc. Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Các phương pháp ứng dụng trong khoa Huyền Không chính là một hệ biểu hiện mô tả sự tương tác của các hành tinh trong hệ mặt trời với địa cầu và là một trong bốn yếu tố tương tác trong phong thủy. Khái niệm Huyền Không trong sự khong phú của tiếng Việt có nghĩa là Không gian đen. Để mô tả màu đen với các trạng thái khác nhau tiếng Việt có nhiều từ: a/ Huyền: Màu đen nhưng trong, sâu thẳm. Mắt huyền, hạt huyền.... b/ Mun: Màu đen nhưng bóng. c/ Hắc: Màu đen nhưng thô. d/ Ô: Đen nhưng không hoàn toàn thô. e/ Mực: Đen, tối nhưng không thật đen... Như vậy, từ Huyền Không mô tả màu đen, trong của không gian sâu thẳm. Đó chính là môi trường vận động của các hành tinh. Tất nhiên các hành tinh đó vận động một cách có quy luật và được tổng hợp và mô tả trong phương pháp của khoa Huyền Không Phong thủy. Tôi đã chứng minh với anh chị em rằng: Chính Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt là hệ biểu hiện có tính nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong hệ thống học thuật cổ Đông phương và khoa Huyền không Lạc Việt cũng sử dụng một cách nhất quán trong tính hệ thống của nguyên lý căn để này.
Đây cũng chính là sự khác biệt căn bản và là sự xác định của Phong Thủy Lạc Việt. Về phương pháp phi tinh không có thay đổi giữa Huyền Không Lạc Việt và Huyền không tử bản văn chứ Hán và không gian quy ước cũng là Cửu cung.
Hình trên đây, mô tả phương pháp phi tinh thuận bắt đầu từ vị trí số 1 - Khảm Thủy Phương bắc đến các cung kế tiếp theo độ số. Sự khác nhau chỉ là Huyền Không Lạc Việt phi tinh trên phương vị và độ số Hà Đồ, còn bản văn chữ Hán thì theo dộ số và phương vị của Lạc Thư, như tôi đã nói ở trên. Phương pháp phi tinh này còn gọi là " Lường Thiên Xích ".
- " Xích " là danh từ tối cổ chỉ đơn vị nhỏ nhất trong phép đo của cổ nhân (Đồng âm với Xích là màu đỏ, nhưng khác nghĩa).
- " Thiên " là Trời,
- " Lường " là từ Việt cổ đến nay vẫn còn dùng trong dân gian, như: Đo lường; hay lường trước sự việc hoặc cái gì đó....Hiện nay có một số nhà nghiên cứu dùng từ Hán Việt thuần gọi là " Lượng Thiên Xích " là sai với tinh thần của tổ tiên Việt tộc. Bởi vì khái niệm "lượng " là một khái niệm mang tính xác định, hoặc gần với tính xác định. Còn "Lường" trong tiếng Việt còn có ý nghĩa tiên tri và tính tương đối trong sự việc cần biết. Bởi vậy, trong Huyền Không Lạc Việt tôi đề nghị chúng ta thống nhất gọi là : Lường Thiên xích.
Để có một ý niệm rõ hơn về Huyền Không Lạc Việt và Huyền Không theo bản văn chữ Hán, anh chị em xem hình so sánh dưới đây:
Về hành khí và độ số các của các sao đều thống nhất như nhau: Cửu Tử , Tứ lục đều nằm ở đúng độ số 9 - 4 trên vị trí và thuộc Kim. Thất Xích, Nhị Hắc đều nằm ở đúng độ số 2 - 7 trên vị trí và thuộc Hỏa. Nhưng tính hệ thống và nhất quán lý thuyết của Huyền Không Lạc Việt là: Phương Tây thuộc Kim - trong ngay cả những bản văn chữ Hán trong nhiều lĩnh vực ứng dụng - hoàn toàn trùng khớp với phương vị của Hà Đồ và với sao Cửu Tử, Tứ lục. Phương Nam thuộc Hỏa trong ngay cả những bản văn chữ Hán hoàn toàn trùng khớp với phương vị của Hà Đồ và với sao Thất Xích và Nhị Hắc. Còn theo bản văn chữ Hán thì Thất Xích (Bảy đỏ) lại thuộc hành Kim ở phương Tây màu trắng....vv.....
Như vậy, chúng ta thấy tính hợp lý trùng khớp và nhất quán của phi tinh trên Hà Đồ so với phi tinh trên Lạc Thư và là sự hợp lý có tính hệ thống toàn diện trong mọi lĩnh vực thuộc Lý học Đông phương. Chúng ta đang phục hồi một hệ thống Lý thuyết và những phương pháp ứng dụng - cụ thể là Phong Thủy Lạc Việt - nên tính nhất quán, tính hệ thống và hợp lý chính là yếu tố cần để xác định tính khoa học của những phương pháp ứng dụng và hệ thống lý thuyết của nó.
* Chúng ta hãy xem đoạn sau đây trong sách của Bình Nguyên Quân, về lịch sử Huyền Không:
Nhưng trong Địa Lý toàn thư lại xác định Dương Quân Tùng và Tăng Cầu Kỷ lại chỉ lợi dụng loạn An Lộc Sơn, vào Tàng thư các của Hoàng cung lấy cắp sách cổ và lưu truyền trong dân gian. Qua đó chúng ta thấy rằng: Lịch sử xuất hiện Huyền không trong văn minh Hán rất mơ hồ.
Về nội dung thì Đồ hình cửu cung và phương pháp phi tinh chỉ là một hệ biểu hiện. Nó phải phản ảnh một thực tại được nhận thức và tổng hợp. Nhưng cho đến nay, họ cũng chỉ biết tuân thủ và làm theo những qui định, qui ước ...chứ cũng không xác định nó phản ánh một thực tại nào. Bởi vậy nếu do Dương Quân Tùng làm ra thì ông ta phải có một nền tảng tri thức phổ biến về các thực tại trong vũ trụ để thành lập hệ biểu hiện ấy. Đồng thời kiến thức đó cũng phải là nền tảng chung của tri thức xã hội. Nhưng rõ ràng cho đến nay những nền tảng tri thức xã hội đó không thể hiện ở văn minh Hán và mối quan hệ giữa các sao trong Huyền không với qui định, quy ước liên quan đến tính chất của nó vẫn là điều bí ẩn cho đến tận ngày hôm nay. Điều này không chỉ riêng ở Huyền Không mà ở tất cả các khoa ứng dụng có ở bản văn chữ Hán. Trải hàng ngàn năm nền văn minh Hán không phục hồi được những giá trị mà họ tự nhận của nền văn minh này. Điều này chứng tỏ rằng: Nền văn minh Hán không phải là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các phương pháp ứng dụng của nó.
HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
TÍNH CHẤT CÁC SAO TRONG HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
1/ Chúng ta đang phục hồi một học thuyết và những phương pháp ứng dụng của nó - nhân danh nền văn hiến Việt - chứ không phải sáng tạo ra một học thuyết. Bởi vậy, về lý thuyết chúng ta chỉ cần so sánh tất cả những yếu tố mà chúng ta đã hiệu chỉnh và phục hồi với tiêu chí khoa học cho một học thuyết khoa học, để xác định tính chân lý. Chúng ta không cần và không có trách nhiệm minh chứng bằng thực nghiệm thỏa mãn nhận thức trực quan cho từng định nghĩa, khái niệm và những vấn đề, hiện tượng liên quan đến nội dung mà chúng ta chứng minh. Trong tiêu chí khoa học không có đoan nào yêu cầu minh chứng bằng thực nghiệm cả. Đó là những đòi hỏi của thứ tư duy trừu tượng kém phát triển.
2/ Chúng ta cần phải sưu tầm, tiếp thu tất cả những gì còn sót lại của các phương pháp ứng dụng trên mọi lĩnh vực (Không riêng gì Phong thủy ) và những cơ sở lý thuyết căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành còn sót lại lưu truyền trong dân gian và trong các bản văn cổ chữ Hán - Hiệu chỉnh lại trên cơ sở nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt.
Trên tinh thần này thì Huyền Không Lạc Việt chính là sự góp nhặt những gì còn lại của nền văn hiến Việt bị Hán hóa trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc và hiệu chính những sai lệch, bất hợp lý theo nguyến lý căn để Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Trong bài trước tôi đã giới thiệu với anh chị em về Huyền Không Lạc Việt và so sánh với nội dung của nó trong bản văn chữ Hán. Trong Huyền Không Lạc Việt có 9 sao - cửu tinh - tọa ở 9 cung và đây là sự giống nhau giữa Huyền Không Việt và nội dung Huyền không trong bản văn chữ Hán. Tính chất của các sao này được mô tả như sau:
Ở vị trí nguyên thủy các sao theo số mà phương vị chúng tọa lạc.
Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có tính chất và Ngũ hành riêng biệt, đại lược như sau:
- Số 1: còn gọi là sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang: có những tính chất như sau:
Nguyên gốc tọa phương chính Bắc
• Về Ngũ Hành: thuộc Thủy
• Về màu sắc: thuộc màu trắng
• Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết
• Về người: là con trai thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất chúng, công danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí huyết, công danh trắc trở, bị trộm cướp hay trở thành trộm cướp.
- Số 2: còn gọi là sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau:
Nguyên gốc tọa phương Đông Nam
• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc : thuộc màu đen.
• Về cơ thể: là bụng và dạ dày.
• Về người: là mẹ hoặc vợ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu đông đúc. Suy thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ.
- Số 3: còn gọi là sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau:
Nguyên gốc tọa chính Đông.
• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây.
• Về cơ thể: mật, vai và 2 tay.
• Về người: là con trai trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì con trưởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả tốt. Nếu suy thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp.
- Số 4: còn gọi là sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau:
Nguyên gốc tọa Tây Nam
• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh dương (xanh nước biển).
• Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân.
• Về người: là con gái trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chương nổi tiếng, đỗ đạt cao, con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà xuất hiện người dâm đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh.
- Số 5: còn gọi là sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau:
• Về Ngũ Hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu vàng.
• Về cơ thể và con người: không.
• Về tính chất: nếu vượng thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn. Nếu suy thì chủ nhiều hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc...
- Số 6: còn gọi là sao Lục Bạch hoặc Vũ Khúc: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng, bạc.
• Về cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già.
• Về người: là chồng hoặc cha trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì công danh hiển hách, văn võ song toàn. Nếu suy thì khắc vợ, mất con, lại hay bị quan tụng, xương cốt dễ gãy.
- Số 7: còn gọi là sao Thất Xích hoặc Phá Quân: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu đỏ.
• Về cơ thể: phổi, miệng, lưỡi.
• Về người: là con gái út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì hoạnh phát về võ nghiệp hoặc kinh doanh. Nếu suy thì bị trộm cướp hay tiểu nhân làm hại, đễ mắc tai họa về hỏa tai hay thị phi, hình ngục.
- Số 8: còn gọi là sao Bát Bạch hoặc Tả Phù: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng.
• Về cơ thể: lưng, ngực và lá lách.
• Về người: là con trai út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo, tài đinh đều phát. Nếu suy thì tổn thương con nhỏ, dễ bị ôn dịch.
- Số 9: còn gọi là sao Cửu tử hay Hữu Bật, có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Hỏa.
• Về màu sắc: màu đỏ tía.
• Về cơ thể: mắt, tim, ấn đường.
• Về người: con gái thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG SAO
1 - Nhất Bạch
11 : Đào hoa, v ượng ứng với quan tinh, chủ văn x ương, độc thư, thông minh, văn tài xuất chúng. Suy ứng với tai máu thận suy, di tinh tiết huyết, dâm đãng, xảy thai, bất đắc chí.
12 : Dễ mắc bệnh dạ dày, ruột, bệnh thận, tai máu, nữ mắc phụ khoa, đẻ non, sảy thai. Trung nam không thuận phải ly tổ bôn ba, quan lộc bị x âm hại.
13 : Tranh chấp, quan phi, đạo tặc, phá tài
14 : Ra ngoài có lợi, dễ thăng chức, văn chương phát quý nổi danh, tài vượng, phụ nữ sang quý. Nếu suy sinh dâm đãng.
15 : Tổn hại nhân đinh, dễ mắc bệnh thận, tai máu, trung nam bị tổn hại.
16 : Phú quý cát lợi, văn tài thông minh, hãm thì dâm loạn
17 : Đào hoa, ra ngoài cát lợi. Nếu hãm thì thương tích, thị phi, tham luyến tửu sắc.
18 : Phạm bệnh tật tai máu, trung nam bất lợi tha hương lưu lạc.
19 : Thuỷ hoả không dung, phạm bệnh tật mắt, tinh thần, trước tốt sau xấu.
2- Nhị Hắc
21 : Nữ bệnh phụ khoa, tràng vị, nam mắc bệnh tai máu thận, trung nam tổn hại.
22 : Bệnh tật, nữ bệnh phụ khoa, nam mắc bệnh đường ruột. Đắc v ận thì giàu có.
23 : Cách Đấu Ngưu sát chủ quan phi, kiện tụng, khẩu thiệt. Mẹ già tổn hại.
24 : Bất hoà, bệnh phong hàn, khẩu thiệt, kiện tụng, sinh nở khó, hại mẹ già.
25 : Tổn thất nhân đinh, cô quả, mẹ nhiều bệnh.
26 : Đất đai vượng phát, tăng tài, buôn bán phát đạt.
27 : Tiến tài, nhiều hỷ sự, nếu hãm phạm đào hoa, khẩu thiệt, tán tài.
28 : Cách hợp thập chủ cát lợi, dễ đi xa
29 : Sinh đẻ nhiều, nếu v ượng chủ văn tài, thất v ận phòng bệnh tật, sinh người ngu đần.
3 - Tam Bích
31 : Thị phi khẩu thiệt tranh đấu phá tài. Nếu đắc lệnh thì phát quý.
32 : Cách Đấu Ngưu sát chủ thị phi tranh đấu đạo tặc, hại mẹ già, bệnh đường ruột.
33 : Quan phi, thị phi, đạo tặc, đắc lệnh thì phú quý.
34 : Đào hoa, kiếp tặc hại cho nữ. Đắc lệnh văn tài phú quý nổi danh.
35 : Hại tì vị, chủ nhân bất an, hại cho trưởng nam.
36 : Trưởng nam bất lợi, quan phi, thương tích chân tay, đắc lệnh thì quyền uy, phát văn tài.
37 : Phá tài, kiếp đạo, dâm đãng, hại trưởng nam
38 : Bất lợi nhiều bệnh tật, phá tài, tuyệt hậu
39 : Thông minh tiến tài, sinh quý tử
4 - Tứ Lục
41 : Đào hoa dâm đãng, nếu sinh vượng thì xuất ngoại thành danh, v ăn tài xuất chúng
42 : Bệnh tật tỳ vị, hại mẹ già.
43: Dâm loạn, đạo tặc, hại thiếu nữ
44 : Đào hoa, ly tổ, sinh v ượng thì có quý nhân phù trợ, văn tài thành danh.
45 : Nhiều bệnh tốn tài. Sinh vượng thì nhà cửa hưng v ượng
46 : Trước lành sau x ấu, khó sinh, bất lợi trưởng nữ
47 : Cô qủa bất hoà, nạn đao thương thổ huyết, hại trưởng nữ. Sinh vượng thì xuất hiện giai nhân tài sắc
48 : Tổn tài, hại thiếu nam, bệnh phong tật thấp khớp, đào hoa. Tốt lành tiến tài, lợi điền sản.
49 : Sinh quả phụ, đào hoa. Sinh vượng thì Mộc Hoả thông minh, xuất hiện danh sĩ.
5- Ngũ Hoàng
51 : Tổn nhân đinh, hại trung nam nhiều bệnh tật, bệnh tai máu thận.
52 : Sinh cô quả phụ, nhiều bệnh, bệnh tỳ vị.
53 : Hại trưởng nam, phá tài, nhiều bệnh tật
54 : Phá tài, hại nhân khẩu, bệnh tật
55 : Rất x ấu chủ bệnh tật, hao người tốn của
56 : Nếu sinh vượng thì rất tốt
57 : Bệnh tật, kiếp đạo, đắc thì tiến tài nhiều hỷ sự
58 : Bất lợi thiếu nam, đắc thì cát chủ hoạnh phát tài
59: Sinh nở khó, bệnh tật, thương vong, ăn chơi phá tài
6 - Lục Bạch
61 : Đào hoa dâm loạn, sinh nở khó. Đắc thì quan lộc hanh thông
62 : Bệnh tật, phụ khoa, tổn tài
63 : Tai nạn, bất an, hại trưởng nam
64 : Ly tán, tai nạn, bất an, hại trưởng nữ
65 : Bệnh tinh thần, đắc thì phát tài
66 : Hại trưởng nam, người già, đắc thì quan vận tốt, quyền hành, văn tài xuất hiện.
67 : Đao kiếm sát phạm đao thương, tổn tài, thị phi quan tụng
68 : Đại cát nhiều hỷ sự, lợi quan lộc
69 : Bệnh phế huyết hoả tai, hại cho cha già
7 - Thất Xích
71 : Kim thuỷ đa tình đào hoa, ly hương xuất ngoại, tổn hại lục súc
72 : Khẩu thiệt thị phi hoả tai. đắc vận thì hợp thành Hoả tiên thiên lợi nhị hắc nên phát tài.
73 : Thương trưởng nam, bội nghĩa, thị phi, bệnh tật, quan phi
74 : Hại trưởng nữ, đao thương, bệnh thần kinh
75 : Nhiều bệnh bất an, tửu sắc phá tài
76 : Đao kiếm sát, tổn tài, sinh nhiều nữ
77 : Tổn tài, thị phi. Sinh vượng thì hỷ sự phát tài, sinh nhiều nữ
78 : Cầu tài danh đều lợi, nam nữ đa tình
79 : Tai nạn bệnh tâm khí, hại cho nữ nhỏ
8 - Bát Bạch
81 : Hại trung nam, bệnh tai máu thận
82 : Bệnh tật, hại mẹ già, thiếu niên lao khổ, sinh vượng thì phát tài chủ tốt
83 : Bất lợi, ly hôn, hại thiếu nam
84 : Cô quả, khó sinh nở, hại thiếu nam
85 : Bệnh tật, tai nạn, hại thiếu nam
86 : Văn tài, thông minh cát lợi, sinh quý tử
87 : Sinh v ượng thì tốt cho thiếu nam, thiếu nữ, tài lộc vượng
88 : Đại cát, sinh nhiều con trai
89 : Đinh tài đều vượng nhiều hỷ sự
9 - Cửu tử
91 : Cách Thuỷ Hoả Ký Tế lợi văn chương, có nhiều danh vọng, công danh tốt.
92 : Phạm bệnh tật, bệnh mắt, phụ khoa
93 : Quan phi khẩu thiệt. Nếu sinh vượng sinh văn sĩ
94 : Đào hoa, hao tài
95 : Nhiều bệnh tật, hoả tai
96 : Sinh bệnh tật, bệnh não, thổ huyết, quan hình
97 : Phá tại, hại thiếu nữ, quan phi khẩu thiệt
98 : Cát lành hỷ sự
99 : Bệnh mắt bệnh thần kinh, sinh vượng thì tốt
LUẬN ĐOÁN CÁT HUNG CỦA CỬU TINH
Luận đoán cát hung của cửu tinh, ngoại trừ phần lý luận đã thuật ở trên ra, trong các thư tịch Phong Thủy xưa còn ghi chép trong “Cửu Tinh Đoán Lược” bàn về cách luận đoán cát hung của cửu tinh như sau:
1/ Sao Nhất Bạch
Sao Nhất Bạch tiên thiên ở Kiền, hậu thiên ở Khảm, ứng vào sao Tham Lang, ngũ hành thuộc thủy, màu trắng, mùa thu tiến (tăng trưởng), mùa đông vượng, mùa xuân tiết ( hao hụt), mùa hạ tử (chết). Kẻ sỹ gặp nó tất được bổng lộc; thứ dân gặp nó thì tiền bạc nhất định sẽ thêm nhiều, đây là đệ nhất cát thần. Nếu bị khắc sát thì có đau buồn vì tang tóc.
Sao Nhất Bạch thuộc loại sao tốt trung bình, chủ tài vận ổn định, đặc biệt có lợi đối với các công việc có cơ cấu lớn hoặc người có thu nhập ổn định, chủ về dễ tích lũy tiền bạc dần dần.
Ứng kỳ: Lưu niên tốt nhất là những năm Hợi, Thân, Dậu; mỗi năm tài vận mạnh nhất vào những tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười một.
Nên đặt cửa, phòng, bếp, vị trí nước ở phương vị này.
2/ Sao Nhị Hắc
Sao Nhị Hắc ngũ hành thuộc thổ, hiệu là Cự Môn, ở vị trí cung Khôn ( phương tây nam) trong bát quái, thuộc hành thổ kèm mộc khí. Nếuđược sinh thì ruộng đất tiền tài không kể xiết, nhân đinh thịnh vượng; nhưng nếu khí thế yếu kém thì không tránh được buồn phiền; bị khắc sát thì lo sản phụ có bệnh, hoặc vì đàn bà mà rước phiền toái vào người, đại khái là phạm lỗi ở phương này thì không có lợi cho phái nữ, có bệnh lâu lành.
Nhị Hắc là hung tin, chủ phá tài, nghiên cứu sâu hơn một bước, nguyên nhân là vì phương diện sức khỏe có vấn đề nên dẫn tới phá tài.
Ứng kỳ: Kỵ nhất là vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi. Mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng tư, tháng năm, tháng sáu, và tháng chín.
Không được thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Nếu cửa, phòng, bếp và vị trí nước đã ở phương này thì cần phải đặt tượng lỳ lân bằng đồng để hóa giải.
3/ Sao Tam Bích
Sao Tam Bích là Lộc Tồn, ở cung Chấn (phương đông) trong bát quái, thuộc hành mộc kèm thổ khí, màu biếc, nếu được sinh thì hưng gia lập nghiệp, đương thời vượng thì phú quý công danh; nhưng nếu bị khắc thì coi chừng có quan tai kiện tụng; thân mang bệnh tật, gặp nhiều điều xấu.
Tam Bích la hung tinh, chủ phá tài, nghiên cứu sâu hơn một bước, nguyên nhân là do bị người xem thường hoặc bị trộm cướp mà dẫn tới phá tài.
Ứng kỳ: Kỵ nhất là váo những năm Thân, Dậu, Dần, Mão. Mỗi năm phá tài nhiều nhất là vào những tháng giêng, tháng hai, tháng bảy và tháng tám.
Không được thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Nếu cửa, phòng, bếp và vị trí nước đã ở phương này thì cần phải dời vị trí nước sang chỗ khác; còn như cửa, phòng không thể dời được thì nên đặt một tấm thảm màu đỏ dưới đất để hóa giải.
4/ Sao Tứ Lục
Sao Tứ Lục ở cung Tốn, màu xanh, ở vị trí cung Tốn ( đông nam) trong bát quái, thuộc hành mộc kèm thủy khí. Là phong trong mộc, là chỗ ở của sao Văn Khúc hay Văn Xương; lúc nó đương vượng thì thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt; nếu bị khắc sát thì cẩn thận việc sinh đẻ.
Tứ Lục là sao trung tính, tốt hay xấu còn phải tùy theo hoàn cảnh mà quyết định, về phương diện tài vận thì ổn định bình bình.
Ứng kỳ: có thề tích lũy tiền tài mạnh nhất vào những năm Dần, Mão, Hợi, Tý. Mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng giêng, tháng hai, tháng mười và tháng mười một.
Ở phương vị này nên dùng bonsai hay các loại hoa lan, long cốt, v.v.. trang trí.
5/ Sao Ngũ Hoàng
Sao Ngũ Hoàng là Liêm Trinh, đóng ở cung trung, màu vàng, thuộc hành thổ kèm hỏa khí, nên tịnh không nên động, động thì rốt cuộc sẽ xấu, nên bổ không nên khắc, khắc thì gặp tai họa.
Ngũ Hoàng là một loại đại sát tinh, còn gọi là Chính Quan Sát, chủ phá tài; nghiên cứu sâu hơn một bước, thu nhập không đủ chi, thường bị hao tài ngoài ý muốn, khoản nợ chỉ có tăng chứ không giảm.
Ứng kỳ: Lưu liên phá tài nhiều nhất là vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng tư, tháng năm, tháng sáu và tháng chín.
Không được thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Cũng không nên đặt trang thờ phụng ở phương vị này. Nếu như cửa, phòng, bếp ở phương này thì nên đặt tượng kỳ lân bằng đồng để hóa giải.
6/ Sao Lục Bạch
Sao Lục Bạch ở cung Kiền ( tây bắc) trong bát quái, màu trắng, là chỗ ở của sao Vũ Khúc, thuộc hành kim. Lúc nó được sinh vượng thì uy quyền chấn động đời người, giàu có, con cháu đông đúc. Nếu bị khắc sát thì linh đing cô khổ, khắc vợ mất con.
Lục Bạch là cát tinh, đặc biệt có lợi đối với những người làm công việc quản lý, chủ tích lũy được tiền tài.
Ứng kỳ: có thể tích lũy tiền tài mạnh nhất vào những năm Sửu, Thìn, Thân, Dậu. Mỗi năm tiền tài dư nhiều nhất vào những tháng ba, tháng bảy, tháng tám và tháng mười hai.
Có thể thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Muốn thôi thúc hoạnh tài thì đặt tượng ngọc kỳ lân, nếu muốn tăng cường vận tài trong công việc làm ăn thì có thể đặt tượng thiềm thừ ba chân bằng vàng.
7/ Sao Thất Xích
Sao Thất Xích là Phá Quân, cung đoài (phương tây trong bát quái), thuộc hành kim, có hình dáng tiểu nhân, tinh thần trộm cướp; nếu được sinh vượng thì tài lộc nhân đinh cũng tăng tiến; nếu bị khắc chế thì coi chừng có lời qua tiếng lại thị phi, kiện tụng.
Thất Xích là hung tinh, chủ phá tài, nghiên cứu sâu hơn một bước, nguyên nhân là do phát sinh tranh chấp tiền bạc với người khác mà dẫn tới phá tài. Hoặc vì sự cố ngoài ý muốn mà hao tài.
Ứng kỳ: Lưu liên phá tài mạnh nhất là vào những năm Sửu, Thìn, Thân, Dậu. mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng ba, thàng bảy, tháng tám và tháng mười hai.
Không nên thiết kế cửa, phòng, bếp ở phương này. Nếu cửa, phòng, bếp đã ở phương này thì cần đặt Phong Thủy luân hoặc một chậu nước bằng đồng để hóa giải.
8/ Sao Bát Trạch
Sao Bát Trạch, còn có tên là Tả Phù, ở vị trí cung Cấn (đông bắc) trong bát quái, thuộc hành thổ, nếu sinh vượng thì phú quý công danh, nếu khắc chế thì coi chừng tổn hại trẻ con, tính của nó vốn hiền lành có thể hóa giải hung thần.
Bát Trạch là cát tinh, chủ vượng tài, đặc biệt có lợi đối với những người làm công việc kinh doanh. Thông thường những người trên thương trường nên chú ý sao này, chỉ cần thôi đúc được nó thì tự nhiên nguồn tiền bạc càng ngày càng lớn.
Ứng kỳ: Có thể được tiền tài mạnh nhất vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Mỗi năm kiếm tiền nhiều nhất vào những tháng tư, tháng năm, tháng sáu và tháng chín.
Nên thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Muốn tăng cường hoạnh tài thì đặt tượng ngọc lỳ lân, nếu muốn tăng cường vận tài trong công việc làm ăn thì có thể đặt tượng thiềm thừ ba chân bằng ngọc. Ngoài ra dùng thủy tinh màu tím cũng có thể tăng cường tài vận.
9/ Sao Cửu Tử
Sao Cửu Tử là Hữu Bật, ở vị trí cung ly (nam) trong bát quái, thuộn hành hỏa kèm kim khí, tính rất nóng nảy, cát thì lập tức phát phúc, hung thì gặp ngay đại họa.
Cửu Tử là cát tinh,chủ tài vận tốt trung bình. Những người kiêm chức vị, hoặc làm công việc phát lương, kế toàn thích hợp với bố cục phương vị này.
Ứng kỳ: Có thể tích lũy tiền tài mạnh nhất vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Mỗi năm tiền tài dư nhiều nhất vào những tháng giêng, thàng hai, tháng tư và tháng năm.
Nên thiết kế cửa, phòng, bếp ở phương này. Cũng có thể đặt tượng con cóc đồng ba chân hoặc chế phẩm thủy tinh màu tím để thôi thúc tài vận.
Sưu tầm,
www.chucmungnammoi.vn
SÁCH THAM KHẢO:
Sách điện tử:
http://phongthuynhadat.vn/danh-muc/Huyen-Khong-Hoc-6-1.html
http://phongthuynhadat.vn/danh-muc/Huyen-Khong-Hoc-6-2.html
Sách in:
Huyền Không Lạc Việt là tên gọi chính thức của bộ môn Huyền không trong khoa Phong Thủy Lạc Việt. Đó là một trong những yếu tố tương tác lên cuộc sống của con người thông qua ngôi nhà được phục hồi từ một mảng còn sót lại bị Hán hóa của nền văn minh Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Khoa Huyền không phong thủy Lạc Việt là một khoa trong bộ môn Phong Thủy Lạc Việt, có hệ hiểu hiện và những tiêu chí riêng so với nhưng khoa khác trong hệ thống Phong thủy Lạc Việt. Trong Huyền Không Lạc Việt sự vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời được qui ước biểu kiến thành các sao gọi là Cửu Tinh phi cung. Gồm: Nhất Bạch - Nhị Hắc - Tam Bích - Tứ Lục - Ngũ Hoàng - Lục Bạch - Thất Xích - Bát Bạch và Cửu Tử. Qui luật phi tinh trên cửu cung của các sao này tức đường đi biểu kiến của nó trên cửu cung gọi là "Lường Thiên Xích ". Cổ thư cho rằng:
" Vòng Lường thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch) ".
Bởi vậy, thông thạo về Huyền không Lạc Việt anh chị em có thể căn cứ vào quy luật tương tác của Huyền Không lạc Việt phối hợp với các quy luật tương tác khác của Lý học nói chung, hoặc phong thủy Lạc Việt nói riêng mà dự báo trên từ thời tiết, thiên nhiên, xã hội và con người. Những di sản còn lại của môn Huyền Không qua các bản văn chữ Hán hoàn toàn rất hạn chế khi ứng dụng khả năng này vì tính thất truyền và sai lệch của nó. Trong bản văn chữ Hán, Huyền không phong thủy được coi là sự sáng tạo của Tưởng Kính Hồng vào cuối đời Minh - Thanh và hoàn tất vào cuối nhà Thanh do Thẩm Trức Nhưng soạn thảo. Nhưng anh chị em cũng biết rằng: Mệnh cung trong Bát trạch chính là hiện tương phi tinh của Huyền Không lấy sao nhập trung trong năm làm mệnh chủ. Nam là Dương phi nghịch là Âm, Nữ là Âm phi thuận là Dương. Có khác nhau chăng chỉ là Phong Thủy Lạc Việt phi tinh trên Hà Đồ còn phong thủy qua bản văn chữ Hán phi tinh trên Lạc Thư. Đó là lý do người mệnh Ly/ Đoài phải đổi chỗ cho nhau giữa Bát trạch Việt và bát trạch theo bản văn chữ Hán. Nhưng bộ môn Bát trạch theo bản văn chữ Hán lại do Hoàng Thừa Ngạn phát minh vào thế kỷ thứ II BC, mà Huyền không theo bản văn chữ Hán lại do Tưởng Kính Hồng phát minh sớm nhất vào thế kỷ XV AC. Như vậy, tri thức thành quả có sau - Phi tinh huyền không - lại là tiền đề, nguyên lý cho cái có trước nó cả 1700 năm - Mệnh cung Bát trách? Đây là điều hoàn toàn phi lý. Bởi vậy, hiện tượng này, một lần nữa xác định rằng: Phong thủy chính là một khoa học hoàn chính, nhất quán có tính hệ thống có cội nguồn từ nền văn minh Lạc Việt, khi sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử và đã bị Hán hóa. Chính qúa trình Hán hóa và sự ngộ nhận dịch giả thành tác giả, nên thuận tự thời gian trong lịch sử xuất hiện trong văn minh Hán đã làm nó trở nên mâu thuẫn , lộn xộn về cả mặt lịch sử hính thành với nội dung trở thành huyền bí, khó hiểu do thất truyền, sai lạc. Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Các phương pháp ứng dụng trong khoa Huyền Không chính là một hệ biểu hiện mô tả sự tương tác của các hành tinh trong hệ mặt trời với địa cầu và là một trong bốn yếu tố tương tác trong phong thủy. Khái niệm Huyền Không trong sự khong phú của tiếng Việt có nghĩa là Không gian đen. Để mô tả màu đen với các trạng thái khác nhau tiếng Việt có nhiều từ: a/ Huyền: Màu đen nhưng trong, sâu thẳm. Mắt huyền, hạt huyền.... b/ Mun: Màu đen nhưng bóng. c/ Hắc: Màu đen nhưng thô. d/ Ô: Đen nhưng không hoàn toàn thô. e/ Mực: Đen, tối nhưng không thật đen... Như vậy, từ Huyền Không mô tả màu đen, trong của không gian sâu thẳm. Đó chính là môi trường vận động của các hành tinh. Tất nhiên các hành tinh đó vận động một cách có quy luật và được tổng hợp và mô tả trong phương pháp của khoa Huyền Không Phong thủy. Tôi đã chứng minh với anh chị em rằng: Chính Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt là hệ biểu hiện có tính nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong hệ thống học thuật cổ Đông phương và khoa Huyền không Lạc Việt cũng sử dụng một cách nhất quán trong tính hệ thống của nguyên lý căn để này.
Đây cũng chính là sự khác biệt căn bản và là sự xác định của Phong Thủy Lạc Việt. Về phương pháp phi tinh không có thay đổi giữa Huyền Không Lạc Việt và Huyền không tử bản văn chứ Hán và không gian quy ước cũng là Cửu cung.
Hình: Đường đi của Huyền không phi tinh!
Hình trên đây, mô tả phương pháp phi tinh thuận bắt đầu từ vị trí số 1 - Khảm Thủy Phương bắc đến các cung kế tiếp theo độ số. Sự khác nhau chỉ là Huyền Không Lạc Việt phi tinh trên phương vị và độ số Hà Đồ, còn bản văn chữ Hán thì theo dộ số và phương vị của Lạc Thư, như tôi đã nói ở trên. Phương pháp phi tinh này còn gọi là " Lường Thiên Xích ".
- " Xích " là danh từ tối cổ chỉ đơn vị nhỏ nhất trong phép đo của cổ nhân (Đồng âm với Xích là màu đỏ, nhưng khác nghĩa).
- " Thiên " là Trời,
- " Lường " là từ Việt cổ đến nay vẫn còn dùng trong dân gian, như: Đo lường; hay lường trước sự việc hoặc cái gì đó....Hiện nay có một số nhà nghiên cứu dùng từ Hán Việt thuần gọi là " Lượng Thiên Xích " là sai với tinh thần của tổ tiên Việt tộc. Bởi vì khái niệm "lượng " là một khái niệm mang tính xác định, hoặc gần với tính xác định. Còn "Lường" trong tiếng Việt còn có ý nghĩa tiên tri và tính tương đối trong sự việc cần biết. Bởi vậy, trong Huyền Không Lạc Việt tôi đề nghị chúng ta thống nhất gọi là : Lường Thiên xích.
Để có một ý niệm rõ hơn về Huyền Không Lạc Việt và Huyền Không theo bản văn chữ Hán, anh chị em xem hình so sánh dưới đây:
Về hành khí và độ số các của các sao đều thống nhất như nhau: Cửu Tử , Tứ lục đều nằm ở đúng độ số 9 - 4 trên vị trí và thuộc Kim. Thất Xích, Nhị Hắc đều nằm ở đúng độ số 2 - 7 trên vị trí và thuộc Hỏa. Nhưng tính hệ thống và nhất quán lý thuyết của Huyền Không Lạc Việt là: Phương Tây thuộc Kim - trong ngay cả những bản văn chữ Hán trong nhiều lĩnh vực ứng dụng - hoàn toàn trùng khớp với phương vị của Hà Đồ và với sao Cửu Tử, Tứ lục. Phương Nam thuộc Hỏa trong ngay cả những bản văn chữ Hán hoàn toàn trùng khớp với phương vị của Hà Đồ và với sao Thất Xích và Nhị Hắc. Còn theo bản văn chữ Hán thì Thất Xích (Bảy đỏ) lại thuộc hành Kim ở phương Tây màu trắng....vv.....
Như vậy, chúng ta thấy tính hợp lý trùng khớp và nhất quán của phi tinh trên Hà Đồ so với phi tinh trên Lạc Thư và là sự hợp lý có tính hệ thống toàn diện trong mọi lĩnh vực thuộc Lý học Đông phương. Chúng ta đang phục hồi một hệ thống Lý thuyết và những phương pháp ứng dụng - cụ thể là Phong Thủy Lạc Việt - nên tính nhất quán, tính hệ thống và hợp lý chính là yếu tố cần để xác định tính khoa học của những phương pháp ứng dụng và hệ thống lý thuyết của nó.
* Chúng ta hãy xem đoạn sau đây trong sách của Bình Nguyên Quân, về lịch sử Huyền Không:
Về lai lịch của phái Huyền Không thì tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình thành từ lúc nào hoặc do ai sáng lập, nhưng vì hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này đều được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng (một Phong thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường) như "Thiên ngọc Kinh", "Thanh nang áo Ngữ", "Đô thiên Bảo chiếu kinh", cho nên có lẽ phái Huyền Không đã được hình thành từ Thế kỷ IX sau Công Nguyên, và Dương quân Tùng nếu không là người sáng lập thì cũng chính là người đã có công tạo dựng nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phái Huyền Không.
Nhưng trong Địa Lý toàn thư lại xác định Dương Quân Tùng và Tăng Cầu Kỷ lại chỉ lợi dụng loạn An Lộc Sơn, vào Tàng thư các của Hoàng cung lấy cắp sách cổ và lưu truyền trong dân gian. Qua đó chúng ta thấy rằng: Lịch sử xuất hiện Huyền không trong văn minh Hán rất mơ hồ.
Về nội dung thì Đồ hình cửu cung và phương pháp phi tinh chỉ là một hệ biểu hiện. Nó phải phản ảnh một thực tại được nhận thức và tổng hợp. Nhưng cho đến nay, họ cũng chỉ biết tuân thủ và làm theo những qui định, qui ước ...chứ cũng không xác định nó phản ánh một thực tại nào. Bởi vậy nếu do Dương Quân Tùng làm ra thì ông ta phải có một nền tảng tri thức phổ biến về các thực tại trong vũ trụ để thành lập hệ biểu hiện ấy. Đồng thời kiến thức đó cũng phải là nền tảng chung của tri thức xã hội. Nhưng rõ ràng cho đến nay những nền tảng tri thức xã hội đó không thể hiện ở văn minh Hán và mối quan hệ giữa các sao trong Huyền không với qui định, quy ước liên quan đến tính chất của nó vẫn là điều bí ẩn cho đến tận ngày hôm nay. Điều này không chỉ riêng ở Huyền Không mà ở tất cả các khoa ứng dụng có ở bản văn chữ Hán. Trải hàng ngàn năm nền văn minh Hán không phục hồi được những giá trị mà họ tự nhận của nền văn minh này. Điều này chứng tỏ rằng: Nền văn minh Hán không phải là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các phương pháp ứng dụng của nó.
HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
TÍNH CHẤT CÁC SAO TRONG HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
1/ Chúng ta đang phục hồi một học thuyết và những phương pháp ứng dụng của nó - nhân danh nền văn hiến Việt - chứ không phải sáng tạo ra một học thuyết. Bởi vậy, về lý thuyết chúng ta chỉ cần so sánh tất cả những yếu tố mà chúng ta đã hiệu chỉnh và phục hồi với tiêu chí khoa học cho một học thuyết khoa học, để xác định tính chân lý. Chúng ta không cần và không có trách nhiệm minh chứng bằng thực nghiệm thỏa mãn nhận thức trực quan cho từng định nghĩa, khái niệm và những vấn đề, hiện tượng liên quan đến nội dung mà chúng ta chứng minh. Trong tiêu chí khoa học không có đoan nào yêu cầu minh chứng bằng thực nghiệm cả. Đó là những đòi hỏi của thứ tư duy trừu tượng kém phát triển.
2/ Chúng ta cần phải sưu tầm, tiếp thu tất cả những gì còn sót lại của các phương pháp ứng dụng trên mọi lĩnh vực (Không riêng gì Phong thủy ) và những cơ sở lý thuyết căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành còn sót lại lưu truyền trong dân gian và trong các bản văn cổ chữ Hán - Hiệu chỉnh lại trên cơ sở nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt.
Trên tinh thần này thì Huyền Không Lạc Việt chính là sự góp nhặt những gì còn lại của nền văn hiến Việt bị Hán hóa trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc và hiệu chính những sai lệch, bất hợp lý theo nguyến lý căn để Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Trong bài trước tôi đã giới thiệu với anh chị em về Huyền Không Lạc Việt và so sánh với nội dung của nó trong bản văn chữ Hán. Trong Huyền Không Lạc Việt có 9 sao - cửu tinh - tọa ở 9 cung và đây là sự giống nhau giữa Huyền Không Việt và nội dung Huyền không trong bản văn chữ Hán. Tính chất của các sao này được mô tả như sau:
Ở vị trí nguyên thủy các sao theo số mà phương vị chúng tọa lạc.
Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có tính chất và Ngũ hành riêng biệt, đại lược như sau:
- Số 1: còn gọi là sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang: có những tính chất như sau:
Nguyên gốc tọa phương chính Bắc
• Về Ngũ Hành: thuộc Thủy
• Về màu sắc: thuộc màu trắng
• Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết
• Về người: là con trai thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất chúng, công danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí huyết, công danh trắc trở, bị trộm cướp hay trở thành trộm cướp.
- Số 2: còn gọi là sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau:
Nguyên gốc tọa phương Đông Nam
• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc : thuộc màu đen.
• Về cơ thể: là bụng và dạ dày.
• Về người: là mẹ hoặc vợ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu đông đúc. Suy thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ.
- Số 3: còn gọi là sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau:
Nguyên gốc tọa chính Đông.
• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây.
• Về cơ thể: mật, vai và 2 tay.
• Về người: là con trai trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì con trưởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả tốt. Nếu suy thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp.
- Số 4: còn gọi là sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau:
Nguyên gốc tọa Tây Nam
• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh dương (xanh nước biển).
• Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân.
• Về người: là con gái trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chương nổi tiếng, đỗ đạt cao, con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà xuất hiện người dâm đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh.
- Số 5: còn gọi là sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau:
• Về Ngũ Hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu vàng.
• Về cơ thể và con người: không.
• Về tính chất: nếu vượng thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn. Nếu suy thì chủ nhiều hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc...
- Số 6: còn gọi là sao Lục Bạch hoặc Vũ Khúc: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng, bạc.
• Về cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già.
• Về người: là chồng hoặc cha trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì công danh hiển hách, văn võ song toàn. Nếu suy thì khắc vợ, mất con, lại hay bị quan tụng, xương cốt dễ gãy.
- Số 7: còn gọi là sao Thất Xích hoặc Phá Quân: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu đỏ.
• Về cơ thể: phổi, miệng, lưỡi.
• Về người: là con gái út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì hoạnh phát về võ nghiệp hoặc kinh doanh. Nếu suy thì bị trộm cướp hay tiểu nhân làm hại, đễ mắc tai họa về hỏa tai hay thị phi, hình ngục.
- Số 8: còn gọi là sao Bát Bạch hoặc Tả Phù: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng.
• Về cơ thể: lưng, ngực và lá lách.
• Về người: là con trai út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo, tài đinh đều phát. Nếu suy thì tổn thương con nhỏ, dễ bị ôn dịch.
- Số 9: còn gọi là sao Cửu tử hay Hữu Bật, có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Hỏa.
• Về màu sắc: màu đỏ tía.
• Về cơ thể: mắt, tim, ấn đường.
• Về người: con gái thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG SAO
1 - Nhất Bạch
11 : Đào hoa, v ượng ứng với quan tinh, chủ văn x ương, độc thư, thông minh, văn tài xuất chúng. Suy ứng với tai máu thận suy, di tinh tiết huyết, dâm đãng, xảy thai, bất đắc chí.
12 : Dễ mắc bệnh dạ dày, ruột, bệnh thận, tai máu, nữ mắc phụ khoa, đẻ non, sảy thai. Trung nam không thuận phải ly tổ bôn ba, quan lộc bị x âm hại.
13 : Tranh chấp, quan phi, đạo tặc, phá tài
14 : Ra ngoài có lợi, dễ thăng chức, văn chương phát quý nổi danh, tài vượng, phụ nữ sang quý. Nếu suy sinh dâm đãng.
15 : Tổn hại nhân đinh, dễ mắc bệnh thận, tai máu, trung nam bị tổn hại.
16 : Phú quý cát lợi, văn tài thông minh, hãm thì dâm loạn
17 : Đào hoa, ra ngoài cát lợi. Nếu hãm thì thương tích, thị phi, tham luyến tửu sắc.
18 : Phạm bệnh tật tai máu, trung nam bất lợi tha hương lưu lạc.
19 : Thuỷ hoả không dung, phạm bệnh tật mắt, tinh thần, trước tốt sau xấu.
2- Nhị Hắc
21 : Nữ bệnh phụ khoa, tràng vị, nam mắc bệnh tai máu thận, trung nam tổn hại.
22 : Bệnh tật, nữ bệnh phụ khoa, nam mắc bệnh đường ruột. Đắc v ận thì giàu có.
23 : Cách Đấu Ngưu sát chủ quan phi, kiện tụng, khẩu thiệt. Mẹ già tổn hại.
24 : Bất hoà, bệnh phong hàn, khẩu thiệt, kiện tụng, sinh nở khó, hại mẹ già.
25 : Tổn thất nhân đinh, cô quả, mẹ nhiều bệnh.
26 : Đất đai vượng phát, tăng tài, buôn bán phát đạt.
27 : Tiến tài, nhiều hỷ sự, nếu hãm phạm đào hoa, khẩu thiệt, tán tài.
28 : Cách hợp thập chủ cát lợi, dễ đi xa
29 : Sinh đẻ nhiều, nếu v ượng chủ văn tài, thất v ận phòng bệnh tật, sinh người ngu đần.
3 - Tam Bích
31 : Thị phi khẩu thiệt tranh đấu phá tài. Nếu đắc lệnh thì phát quý.
32 : Cách Đấu Ngưu sát chủ thị phi tranh đấu đạo tặc, hại mẹ già, bệnh đường ruột.
33 : Quan phi, thị phi, đạo tặc, đắc lệnh thì phú quý.
34 : Đào hoa, kiếp tặc hại cho nữ. Đắc lệnh văn tài phú quý nổi danh.
35 : Hại tì vị, chủ nhân bất an, hại cho trưởng nam.
36 : Trưởng nam bất lợi, quan phi, thương tích chân tay, đắc lệnh thì quyền uy, phát văn tài.
37 : Phá tài, kiếp đạo, dâm đãng, hại trưởng nam
38 : Bất lợi nhiều bệnh tật, phá tài, tuyệt hậu
39 : Thông minh tiến tài, sinh quý tử
4 - Tứ Lục
41 : Đào hoa dâm đãng, nếu sinh vượng thì xuất ngoại thành danh, v ăn tài xuất chúng
42 : Bệnh tật tỳ vị, hại mẹ già.
43: Dâm loạn, đạo tặc, hại thiếu nữ
44 : Đào hoa, ly tổ, sinh v ượng thì có quý nhân phù trợ, văn tài thành danh.
45 : Nhiều bệnh tốn tài. Sinh vượng thì nhà cửa hưng v ượng
46 : Trước lành sau x ấu, khó sinh, bất lợi trưởng nữ
47 : Cô qủa bất hoà, nạn đao thương thổ huyết, hại trưởng nữ. Sinh vượng thì xuất hiện giai nhân tài sắc
48 : Tổn tài, hại thiếu nam, bệnh phong tật thấp khớp, đào hoa. Tốt lành tiến tài, lợi điền sản.
49 : Sinh quả phụ, đào hoa. Sinh vượng thì Mộc Hoả thông minh, xuất hiện danh sĩ.
5- Ngũ Hoàng
51 : Tổn nhân đinh, hại trung nam nhiều bệnh tật, bệnh tai máu thận.
52 : Sinh cô quả phụ, nhiều bệnh, bệnh tỳ vị.
53 : Hại trưởng nam, phá tài, nhiều bệnh tật
54 : Phá tài, hại nhân khẩu, bệnh tật
55 : Rất x ấu chủ bệnh tật, hao người tốn của
56 : Nếu sinh vượng thì rất tốt
57 : Bệnh tật, kiếp đạo, đắc thì tiến tài nhiều hỷ sự
58 : Bất lợi thiếu nam, đắc thì cát chủ hoạnh phát tài
59: Sinh nở khó, bệnh tật, thương vong, ăn chơi phá tài
6 - Lục Bạch
61 : Đào hoa dâm loạn, sinh nở khó. Đắc thì quan lộc hanh thông
62 : Bệnh tật, phụ khoa, tổn tài
63 : Tai nạn, bất an, hại trưởng nam
64 : Ly tán, tai nạn, bất an, hại trưởng nữ
65 : Bệnh tinh thần, đắc thì phát tài
66 : Hại trưởng nam, người già, đắc thì quan vận tốt, quyền hành, văn tài xuất hiện.
67 : Đao kiếm sát phạm đao thương, tổn tài, thị phi quan tụng
68 : Đại cát nhiều hỷ sự, lợi quan lộc
69 : Bệnh phế huyết hoả tai, hại cho cha già
7 - Thất Xích
71 : Kim thuỷ đa tình đào hoa, ly hương xuất ngoại, tổn hại lục súc
72 : Khẩu thiệt thị phi hoả tai. đắc vận thì hợp thành Hoả tiên thiên lợi nhị hắc nên phát tài.
73 : Thương trưởng nam, bội nghĩa, thị phi, bệnh tật, quan phi
74 : Hại trưởng nữ, đao thương, bệnh thần kinh
75 : Nhiều bệnh bất an, tửu sắc phá tài
76 : Đao kiếm sát, tổn tài, sinh nhiều nữ
77 : Tổn tài, thị phi. Sinh vượng thì hỷ sự phát tài, sinh nhiều nữ
78 : Cầu tài danh đều lợi, nam nữ đa tình
79 : Tai nạn bệnh tâm khí, hại cho nữ nhỏ
8 - Bát Bạch
81 : Hại trung nam, bệnh tai máu thận
82 : Bệnh tật, hại mẹ già, thiếu niên lao khổ, sinh vượng thì phát tài chủ tốt
83 : Bất lợi, ly hôn, hại thiếu nam
84 : Cô quả, khó sinh nở, hại thiếu nam
85 : Bệnh tật, tai nạn, hại thiếu nam
86 : Văn tài, thông minh cát lợi, sinh quý tử
87 : Sinh v ượng thì tốt cho thiếu nam, thiếu nữ, tài lộc vượng
88 : Đại cát, sinh nhiều con trai
89 : Đinh tài đều vượng nhiều hỷ sự
9 - Cửu tử
91 : Cách Thuỷ Hoả Ký Tế lợi văn chương, có nhiều danh vọng, công danh tốt.
92 : Phạm bệnh tật, bệnh mắt, phụ khoa
93 : Quan phi khẩu thiệt. Nếu sinh vượng sinh văn sĩ
94 : Đào hoa, hao tài
95 : Nhiều bệnh tật, hoả tai
96 : Sinh bệnh tật, bệnh não, thổ huyết, quan hình
97 : Phá tại, hại thiếu nữ, quan phi khẩu thiệt
98 : Cát lành hỷ sự
99 : Bệnh mắt bệnh thần kinh, sinh vượng thì tốt
LUẬN ĐOÁN CÁT HUNG CỦA CỬU TINH
Luận đoán cát hung của cửu tinh, ngoại trừ phần lý luận đã thuật ở trên ra, trong các thư tịch Phong Thủy xưa còn ghi chép trong “Cửu Tinh Đoán Lược” bàn về cách luận đoán cát hung của cửu tinh như sau:
1/ Sao Nhất Bạch
Sao Nhất Bạch tiên thiên ở Kiền, hậu thiên ở Khảm, ứng vào sao Tham Lang, ngũ hành thuộc thủy, màu trắng, mùa thu tiến (tăng trưởng), mùa đông vượng, mùa xuân tiết ( hao hụt), mùa hạ tử (chết). Kẻ sỹ gặp nó tất được bổng lộc; thứ dân gặp nó thì tiền bạc nhất định sẽ thêm nhiều, đây là đệ nhất cát thần. Nếu bị khắc sát thì có đau buồn vì tang tóc.
Sao Nhất Bạch thuộc loại sao tốt trung bình, chủ tài vận ổn định, đặc biệt có lợi đối với các công việc có cơ cấu lớn hoặc người có thu nhập ổn định, chủ về dễ tích lũy tiền bạc dần dần.
Ứng kỳ: Lưu niên tốt nhất là những năm Hợi, Thân, Dậu; mỗi năm tài vận mạnh nhất vào những tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười một.
Nên đặt cửa, phòng, bếp, vị trí nước ở phương vị này.
2/ Sao Nhị Hắc
Sao Nhị Hắc ngũ hành thuộc thổ, hiệu là Cự Môn, ở vị trí cung Khôn ( phương tây nam) trong bát quái, thuộc hành thổ kèm mộc khí. Nếuđược sinh thì ruộng đất tiền tài không kể xiết, nhân đinh thịnh vượng; nhưng nếu khí thế yếu kém thì không tránh được buồn phiền; bị khắc sát thì lo sản phụ có bệnh, hoặc vì đàn bà mà rước phiền toái vào người, đại khái là phạm lỗi ở phương này thì không có lợi cho phái nữ, có bệnh lâu lành.
Nhị Hắc là hung tin, chủ phá tài, nghiên cứu sâu hơn một bước, nguyên nhân là vì phương diện sức khỏe có vấn đề nên dẫn tới phá tài.
Ứng kỳ: Kỵ nhất là vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi. Mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng tư, tháng năm, tháng sáu, và tháng chín.
Không được thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Nếu cửa, phòng, bếp và vị trí nước đã ở phương này thì cần phải đặt tượng lỳ lân bằng đồng để hóa giải.
3/ Sao Tam Bích
Sao Tam Bích là Lộc Tồn, ở cung Chấn (phương đông) trong bát quái, thuộc hành mộc kèm thổ khí, màu biếc, nếu được sinh thì hưng gia lập nghiệp, đương thời vượng thì phú quý công danh; nhưng nếu bị khắc thì coi chừng có quan tai kiện tụng; thân mang bệnh tật, gặp nhiều điều xấu.
Tam Bích la hung tinh, chủ phá tài, nghiên cứu sâu hơn một bước, nguyên nhân là do bị người xem thường hoặc bị trộm cướp mà dẫn tới phá tài.
Ứng kỳ: Kỵ nhất là váo những năm Thân, Dậu, Dần, Mão. Mỗi năm phá tài nhiều nhất là vào những tháng giêng, tháng hai, tháng bảy và tháng tám.
Không được thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Nếu cửa, phòng, bếp và vị trí nước đã ở phương này thì cần phải dời vị trí nước sang chỗ khác; còn như cửa, phòng không thể dời được thì nên đặt một tấm thảm màu đỏ dưới đất để hóa giải.
4/ Sao Tứ Lục
Sao Tứ Lục ở cung Tốn, màu xanh, ở vị trí cung Tốn ( đông nam) trong bát quái, thuộc hành mộc kèm thủy khí. Là phong trong mộc, là chỗ ở của sao Văn Khúc hay Văn Xương; lúc nó đương vượng thì thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt; nếu bị khắc sát thì cẩn thận việc sinh đẻ.
Tứ Lục là sao trung tính, tốt hay xấu còn phải tùy theo hoàn cảnh mà quyết định, về phương diện tài vận thì ổn định bình bình.
Ứng kỳ: có thề tích lũy tiền tài mạnh nhất vào những năm Dần, Mão, Hợi, Tý. Mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng giêng, tháng hai, tháng mười và tháng mười một.
Ở phương vị này nên dùng bonsai hay các loại hoa lan, long cốt, v.v.. trang trí.
5/ Sao Ngũ Hoàng
Sao Ngũ Hoàng là Liêm Trinh, đóng ở cung trung, màu vàng, thuộc hành thổ kèm hỏa khí, nên tịnh không nên động, động thì rốt cuộc sẽ xấu, nên bổ không nên khắc, khắc thì gặp tai họa.
Ngũ Hoàng là một loại đại sát tinh, còn gọi là Chính Quan Sát, chủ phá tài; nghiên cứu sâu hơn một bước, thu nhập không đủ chi, thường bị hao tài ngoài ý muốn, khoản nợ chỉ có tăng chứ không giảm.
Ứng kỳ: Lưu liên phá tài nhiều nhất là vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng tư, tháng năm, tháng sáu và tháng chín.
Không được thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Cũng không nên đặt trang thờ phụng ở phương vị này. Nếu như cửa, phòng, bếp ở phương này thì nên đặt tượng kỳ lân bằng đồng để hóa giải.
6/ Sao Lục Bạch
Sao Lục Bạch ở cung Kiền ( tây bắc) trong bát quái, màu trắng, là chỗ ở của sao Vũ Khúc, thuộc hành kim. Lúc nó được sinh vượng thì uy quyền chấn động đời người, giàu có, con cháu đông đúc. Nếu bị khắc sát thì linh đing cô khổ, khắc vợ mất con.
Lục Bạch là cát tinh, đặc biệt có lợi đối với những người làm công việc quản lý, chủ tích lũy được tiền tài.
Ứng kỳ: có thể tích lũy tiền tài mạnh nhất vào những năm Sửu, Thìn, Thân, Dậu. Mỗi năm tiền tài dư nhiều nhất vào những tháng ba, tháng bảy, tháng tám và tháng mười hai.
Có thể thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Muốn thôi thúc hoạnh tài thì đặt tượng ngọc kỳ lân, nếu muốn tăng cường vận tài trong công việc làm ăn thì có thể đặt tượng thiềm thừ ba chân bằng vàng.
7/ Sao Thất Xích
Sao Thất Xích là Phá Quân, cung đoài (phương tây trong bát quái), thuộc hành kim, có hình dáng tiểu nhân, tinh thần trộm cướp; nếu được sinh vượng thì tài lộc nhân đinh cũng tăng tiến; nếu bị khắc chế thì coi chừng có lời qua tiếng lại thị phi, kiện tụng.
Thất Xích là hung tinh, chủ phá tài, nghiên cứu sâu hơn một bước, nguyên nhân là do phát sinh tranh chấp tiền bạc với người khác mà dẫn tới phá tài. Hoặc vì sự cố ngoài ý muốn mà hao tài.
Ứng kỳ: Lưu liên phá tài mạnh nhất là vào những năm Sửu, Thìn, Thân, Dậu. mỗi năm phá tài nhiều nhất vào những tháng ba, thàng bảy, tháng tám và tháng mười hai.
Không nên thiết kế cửa, phòng, bếp ở phương này. Nếu cửa, phòng, bếp đã ở phương này thì cần đặt Phong Thủy luân hoặc một chậu nước bằng đồng để hóa giải.
8/ Sao Bát Trạch
Sao Bát Trạch, còn có tên là Tả Phù, ở vị trí cung Cấn (đông bắc) trong bát quái, thuộc hành thổ, nếu sinh vượng thì phú quý công danh, nếu khắc chế thì coi chừng tổn hại trẻ con, tính của nó vốn hiền lành có thể hóa giải hung thần.
Bát Trạch là cát tinh, chủ vượng tài, đặc biệt có lợi đối với những người làm công việc kinh doanh. Thông thường những người trên thương trường nên chú ý sao này, chỉ cần thôi đúc được nó thì tự nhiên nguồn tiền bạc càng ngày càng lớn.
Ứng kỳ: Có thể được tiền tài mạnh nhất vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Mỗi năm kiếm tiền nhiều nhất vào những tháng tư, tháng năm, tháng sáu và tháng chín.
Nên thiết kế cửa, phòng, bếp và vị trí nước ở phương này. Muốn tăng cường hoạnh tài thì đặt tượng ngọc lỳ lân, nếu muốn tăng cường vận tài trong công việc làm ăn thì có thể đặt tượng thiềm thừ ba chân bằng ngọc. Ngoài ra dùng thủy tinh màu tím cũng có thể tăng cường tài vận.
9/ Sao Cửu Tử
Sao Cửu Tử là Hữu Bật, ở vị trí cung ly (nam) trong bát quái, thuộn hành hỏa kèm kim khí, tính rất nóng nảy, cát thì lập tức phát phúc, hung thì gặp ngay đại họa.
Cửu Tử là cát tinh,chủ tài vận tốt trung bình. Những người kiêm chức vị, hoặc làm công việc phát lương, kế toàn thích hợp với bố cục phương vị này.
Ứng kỳ: Có thể tích lũy tiền tài mạnh nhất vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Mỗi năm tiền tài dư nhiều nhất vào những tháng giêng, thàng hai, tháng tư và tháng năm.
Nên thiết kế cửa, phòng, bếp ở phương này. Cũng có thể đặt tượng con cóc đồng ba chân hoặc chế phẩm thủy tinh màu tím để thôi thúc tài vận.
Sưu tầm,
www.chucmungnammoi.vn
SÁCH THAM KHẢO:
Sách điện tử:
http://phongthuynhadat.vn/danh-muc/Huyen-Khong-Hoc-6-1.html
http://phongthuynhadat.vn/danh-muc/Huyen-Khong-Hoc-6-2.html
Sách in:
PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG PHI TINH
Tác giả Elizabeth Moran - Joseph Yu - Val Biktashev
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Lĩnh vực Khoa học - Giáo dục
Dịch giả Hồng Hạnh - Khánh Toàn
Năm xuất bản 2009
Đơn vị xuất bản NXB Lao động Xã hội & Alphabooks
Huyền không LẠC VIỆT, cửu cung phi tinh!
Reviewed by Nguyễn Trí Hiển
on
18:48
Rating:
Không có nhận xét nào: