5 cách thông dụng để đặt tên cho công ty khởi nghiệp của mình

1. Những từ mang ý nghĩa cụ thể.
2. Những từ “bị” đánh vần sai.
3. Những từ ghép có 2 âm tiết.
4. Viết tắt các chữ cái đầu tiên.
5. Những từ hoàn toàn tự nghĩ ra.

Để chọn được một cái tên ưng ý không phải là dễ. Từ việc đặt tên cho con cái, cho một cửa hàng, hãy một công ty… tất cả đều cân nhắc kỹ vì điều đó có liên quan rất nhiều đến “số phận” sau này của nhân vật được đặt tên. Đối với những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, mang trong mình tham vọng vươn ra tầm cỡ thế giới, thì việc đặt tên nhiều khi còn mang ý nghĩa “sống còn” với họ.


Giữa một biển những cái tên, làm thế nào để công ty của mình luôn được nổi bật, được chú ý và được nhớ tới? Dưới đây là 5 cách thông dụng mà nhiều công ty lớn đã áp dụng. Nhưng hãy nhớ, thông dụng chưa chắc đã là dễ bắt chước vì một công ty không thể chỉ tồn tại nhờ vào cái tên.

1. Những từ mang ý nghĩa cụ thể

Khi bạn nghe tới những cái tên như Yahoo, Apple, Amazon hay Twitter, bạn sẽ nghĩ ngay tới những thực thể, những thứ có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Tuy nhiên, chúng lại không thật sự có ý nghĩa liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hoạt động của các công ty. Apple không bán táo cũng như Twitter không bán chim, điều đó là hiển nhiên rồi.
Có thể cách đây 30 năm, tên gọi Apple cho một công ty đã bị coi là ngớ ngẩn.

- Lý do để đặt tên theo cách này: Vui vui, dễ chọn và mang lại cảm giác thú vị lạ lạ. Ban đầu những người sáng lập ra Yahoo không chỉ định tìm ra một cái tên vui vui, mà còn phải có khả năng tạo nên sự độc đáo trong chiến dịch quảng cáo. Và thế là, tiếng hú “Yahoo!” của thổ dân Mỹ đã được chọn. Apple thì được dịch sâu xa hơn một chút. Quả táo trong câu chuyện Newton được coi là niềm cảm hứng để ông này suy ra được định luật vạn vật hấp dẫn, ngay khi rơi vào đầu ông này.
- Lý do để không đặt tên theo cách này: Mặc dù chúng là những từ cụ thể, nhưng thật ra lại rất… trừu tượng và dễ gây nhầm lẫn. Sự lựa chọn có phần “ngẫu hứng” kiểu này cũng hơi 5 ăn 5 thua, và nếu không may mà sai thì công ty đó sẽ rơi vào tình trạng chẳng gây được ấn tượng gì.

2. Những từ “bị” đánh vần sai

Nếu tên là Google hiện nay mà là cái tên Googol, sẽ chả mấy thân thiện gì khi đọc nó lên cả. Tất nhiên là người ta biết cách đánh vần đúng cho những cái tên bị “đánh vần sai” đó. Nhưng vận dụng ngữ âm nhiều hơn ngữ pháp trong việc đặt tên cũng có nhiều khả năng mang lại cho công ty của bạn một ấn tượng thật sự… thú vị. Có khá nhiều ví dụ cho trường hợp này, như: Tumblr (Tumbler), del.icio.us (delicious), Digg (dig), flickr (flicker) and Google (Googol).

- Lý do để đặt tên theo cách này: Không chỉ tạo ra sự nổi bật giữa đám đông, những cái tên được đặt theo cách này cũng khá là dễ nhớ và dễ tìm.
- Lý do để không đặt tên theo cách này: Không may chọn phải một từ đánh vần sai nhiều quá, nó sẽ khiến người ta bối rối và khó nhớ ra, dẫn đến việc công ty bị đẩy vào trạng thái khó định vị.

3. Những từ ghép có 2 âm tiết

Rất nhiều công ty mới đang đặt tên theo cách này. Nổi bật giữa đám đông, ta có Birchbox, Skillshare, Crowdtilt and JackThreads. Có lẽ sau sự nổi tiếng của “Mặt Sách” (Facebook), trào lưu này càng lúc càng nở rộ.

- Lý do để đặt tên theo cách này: Phải có đến hàng tỉ cách để ghép 2 từ lại với nhau để tạo thành một từ mới và lấy làm tên của một công ty. Mặc dù có phần dài hơn những cái tên ở hai cách trên, nhưng chúng vẫn thuộc dạng dễ nhớ và dễ tìm.
- Lý do để không đặt tên theo cách này: Không có nhiều điểm hạn chế, ngoại trừ việc những cái tên kiểu này hơi “bão hòa”. Lưu ý là đặt tên kiểu này thì nên cẩn thận một chút, khó mà “ngẫu hứng” được như 2 cách đầu tiên.

4. Viết tắt các chữ cái đầu tiên

Tên gọi tắt cũng thường được sử dụng rất nhiều trong các công ty hiện nay.
IBM (International Business Machines), AOL (America Online) and TBS (Turner Broadcast System) là những ví dụ sinh động nhất chonhững công ty đặt tên theo cách này. Có nguồn tin cho hay, Rupert Murdoch cũng đang cân nhắc rút gọn Wall Street Journal’s lại chỉ còn WSJ.

- Lý do để đặt tên theo cách này: Nếu cần một cụm-nhiều-từ ghép lại với nhau để có thể miêu tả về một công ty, đây có lẽ là một cách hay. Nó cũng hữu ích trong việc cung cấp những thông tin sơ bộ cho các đối tác và những người cần tìm hiểu về công ty đó.
- Lý do để không đặt tên theo cách này: Hơi nhàm. Và đa số các công ty đều dùng 3 chữ cái để tạo thành tên của công ty mình, thế nhưng bây giờ chẳng còn tên miền .com nào tồn tại trên Internet cả. Có lẽ nếu thật sự muốn thì công ty đó phải bỏ ra kha khá tiền để mua được một tên miền như thế.

5. Những từ không theo nguyên tắc nào trong 4 nguyên tắc trên

Một số thương hiệu đặt tên gọi với một ý nghĩa đầy ngẫu hứng. Skype, Hulu, Zynga… Không có ý nghĩa cụ thể,ý nghĩa trừu tượng cũng không nốt. Cũng chẳng vui vẻ, thú vị, “bị” phát âm sai, được viết tắt hay là ghép từ đâu vào cả. Nói chung là cách đặt tên này hoàn toàn… sáng tạo và ngẫu hứng theo đúng nghĩa của nó. Nếu có công ty nào đó sở hữu cái tên như vậy mà gây dựng được chút tiếng tăm, cái tên của họ sẽ trở thành một thương hiệu không thể lẫn đi đâu được.

- Lý do để đặt tên theo cách này: Người ra sẽ nhận ra ngay lập tức sự sáng tạo của cái tên và của người nghĩ ra nó. Nếu được tạo ra một cách hợp lý, nó sẽ rất “bám tai” và dễ nhớ.
- Lý do để không đặt tên theo cách này: Vô nghĩa chính là trở ngại đầu tiên. 4 cách đặt tên ở trên đều mang một ý nghĩa nào đó, dù có thể không liên quan trực tiếp. Nhưng cách đặt tên này thì đúng là không mang ý nghĩa gì cả. Ngẫu hứng 100%. Cho nên, hệ quả là nó có thể gây hiểu nhầm, lẫn lộn, mau quên thậm chí là khiến người khác cảm thấy có phần… ngớ ngẩn.

Tổng hợp!
www.chucmungnammoi.com
5 cách thông dụng để đặt tên cho công ty khởi nghiệp của mình 5 cách thông dụng để đặt tên cho công ty khởi nghiệp của mình Reviewed by Nguyễn Trí Hiển on 12:03 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.